26/11/2020 11:17 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bộ GD-ĐT xử nghiêm đơn vị, cá nhân nếu có liên quan sai phạm tại ĐH Đông Đô

NGỌC DIỆP
NGỌC DIỆP

TTO - Bộ GD-ĐT cho biết sẽ xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân nếu có sai sót, vi phạm liên quan đến vụ Trường ĐH Đông Đô cấp bằng cử nhân tiếng Anh giả.

Bộ GD-ĐT xử nghiêm đơn vị, cá nhân nếu có liên quan sai phạm tại ĐH Đông Đô - Ảnh 1.

Cơ sở 1 Trường ĐH Đông Đô tại 60B Nguyễn Huy Tưởng (Hà Nội) - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Liên quan đến vụ Trường Đông Đô cấp bằng cử nhân tiếng Anh giả (hệ văn bằng 2), như Tuổi Trẻ đã đưa tin, Cơ quan an ninh điều tra, Bộ Công an đã đề nghị truy tố các bị can: Dương Văn Hòa, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Đông Đô; Trần Kim Oanh, nguyên phó hiệu trưởng; Lê Ngọc Hà, phó hiệu trưởng; Trần Ngọc Quang, phó trưởng phòng quản lý đào tạo và quản lý sinh viên; Phạm Vân Thùy, cán bộ nhà trường, cùng 5 người khác.

Theo kết luận điều tra, Trường ĐH Đông Đô chưa được Bộ GD-ĐT cho phép đào tạo văn bằng 2. Tuy nhiên từ năm 2015, thông báo chỉ tiêu tuyển sinh và đề án tuyển sinh của ĐH Đông Đô lại được đăng trên Cổng thông tin tuyển sinh của bộ, trong đó có cả chỉ tiêu hệ văn bằng 2 chính quy.  

Cơ quan an ninh điều tra xác định các cá nhân thuộc Vụ Kế hoạch tài chính và Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT) thực hiện thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, đăng tải đề án tuyển sinh của ĐH Đông Đô, trong đó có chỉ tiêu hệ văn bằng 2 trong khi trường chưa được cho phép đào tạo, là vi phạm quyết định của bộ trưởng về đào tạo cấp bằng đại học thứ hai.

Tuổi Trẻ đã liên lạc với Bộ GD-ĐT, bộ cho biết cho đến thời điểm hiện tại bộ chưa nhận được văn bản kết luận chính thức của Cơ quan điều tra Bộ Công an về vụ án cấp bằng giả của Trường ĐH Đông Đô. Các đơn vị chức năng của Bộ GD-ĐT đang phối hợp Bộ Công an để làm rõ thông tin và bản chất của vụ việc.

Bộ GD-ĐT cũng đã yêu cầu các cơ sở đào tạo sau đại học rà soát lại thông tin về đầu vào và đầu ra của các học viên sau đại học để có căn cứ xử lý. 

Bộ GD-ĐT cho biết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan điều tra để xác minh thông tin và xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật, đúng thẩm quyền những trường hợp đã sử dụng bằng giả của Trường ĐH Đông Đô; đồng thời cũng sẽ xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân liên quan nếu có sai sót, vi phạm.

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức, trưởng ban đào tạo đại học và sau đại học (ĐH Quốc gia Hà Nội):

Tự chủ không có nghĩa muốn làm gì cũng được

"Vụ việc Trường ĐH Đông Đô là lời cảnh tỉnh cho các cơ sở giáo dục đại học, cũng như người học, nếu cấp chứng chỉ giả, sử dụng bằng giả sẽ tự mình đánh mất uy tín.

Nhưng thông qua vụ việc này tôi cũng thấy có một vấn đề, đó là việc đào tạo ngoại ngữ ở Việt Nam cả cấp phổ thông và đại học hiện nay chưa tốt. Học sinh tốt nghiệp phổ thông, cũng như sinh viên tốt nghiệp đại học rất ít em đạt tiêu chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Yêu cầu đầu vào cho nghiên cứu sinh phải có chứng chỉ B2 là đúng, tuy nhiên để được như vậy cần có lộ trình.

Thực tế đào tạo tại ĐH Quốc gia Hà Nội tôi thấy có rất nhiều em đến từ khu vực nông thôn học rất giỏi, chỉ có tiếng Anh hơi kém do trường THPT dạy chưa tốt, hoặc vì điều kiện khó khăn không thể học thêm tiếng Anh. Nhưng vì các em ấy có năng lực thật sự nên chỉ cần có thời gian là sẽ bù đắp được. Ngoài ra có nhiều chuyển tiếp sinh (tức diện sinh viên làm nghiên cứu sinh) có khả năng đọc tài liệu tiếng Anh để làm nghiên cứu, nhưng nói không tốt, nên chưa thể có bằng B2 ngay. Do đó ĐH Quốc gia Hà Nội có chính sách cho các chuyển tiếp sinh nợ bằng tiếng Anh.

Nếu không làm như vậy thì nhiều em có năng lực nghiên cứu nhưng chưa có bằng B2 tiếng Anh sẽ bỏ ra ngoài đi làm, chỉ làm vài năm là các em không muốn quay trở lại nghiên cứu nữa.

Nên chăng Bộ GD-ĐT điều chỉnh lại yêu cầu đầu vào ngoại ngữ là B1, đầu ra là B2 thì tốt hơn. Hiện nay vì không thể đáp ứng tiêu chuẩn của Bộ GD-ĐT nên nhiều người đã tìm cách lách luật. Không lấy được chứng chỉ quốc tế thì họ xoay ra lấy văn bằng 2 tiếng Anh.

Qua vụ việc này, tôi thấy cần đặt ra vấn đề nâng cao việc đào tạo tiếng Anh ở các cấp học, cần phải thắt chặt kỷ cương đối với các cơ sở giáo dục đại học, giao cho tự chủ không có nghĩa là muốn làm gì cũng được, tự chủ phải gắn với trách nhiệm giải trình".

Sai phạm tại Trường ĐH Đông Đô: Cần xem xét những cá nhân sử dụng văn bằng 2

TTO - Theo kết luận điều tra vụ án “giả mạo trong công tác” vừa được Cơ quan an ninh điều tra (Bộ Công an) ban hành, Trường ĐH Đông Đô đã cấp hơn 600 bằng cử nhân tiếng Anh giả (hệ văn bằng 2).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây dựng với mục tiêu đào tạo nghề, giúp học viên có nơi thực hành trồng trọt, chăn nuôi, nâng cao tay nghề để tạo ra thu nhập. Thế nhưng trung tâm hoàn thành đi vào sử dụng được 2 năm đã tạm dừng hoạt động.

Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật xây tiền tỉ, dùng vài năm rồi bỏ hoang

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Liên quan đến vụ một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang "học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục", trưa 20-5, huyện Vĩnh Cửu đã chỉ đạo tạm dừng đi.

Vụ một huyện ở Đồng Nai ra Hà Giang học tập kinh nghiệm: Yêu cầu dừng đi để lo sắp xếp bộ máy

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

UBND tỉnh Gia Lai yêu cầu chấn chỉnh đạo đức nhà giáo và tăng cường phòng chống xâm hại học đường, bảo vệ trẻ em sau một số vụ việc nổi cộm trong ngành giáo dục trên địa bàn.

Gia Lai chỉ đạo nóng vụ thầy giáo dâm ô nhiều nữ sinh, hiệu trưởng 'gởi nhầm' ảnh phụ nữ nhạy cảm

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai lên kế hoạch 5 ngày để lãnh đạo, chuyên viên, giáo viên bay ra tỉnh Hà Giang học tập kinh nghiệm chuyển đổi số.

Một huyện ở Đồng Nai tổ chức ra Hà Giang 'học tập kinh nghiệm chuyển đổi số giáo dục'?

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'

Một dự án thay đổi phương pháp dạy giáo dục thể chất được Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho biết đã tác động đến hơn 21.000 học sinh.

Tập huấn hơn 1.000 giáo viên giáo dục thể chất cho 'lớp học tích cực'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar