01/03/2025 09:50 GMT+7

Bờ biển miền Trung bị 'ngoạm' nghiêm trọng, tiếc cho những bãi biển đẹp

Xâm thực biển đang ngày đêm đục khoét bờ biển 'khúc ruột miền Trung'. Những bãi biển đẹp như Mỹ Khê (Đà Nẵng), Hội An (tỉnh Quảng Nam), Mỹ Khê (tỉnh Quảng Ngãi) đang bị thủy triều 'ngoạm' sâu.

Bờ biển miền Trung bị 'ngoạm' nghiêm trọng - Ảnh 1.

Đà Nẵng huy động hàng trăm người cùng các phương tiện cơ giới đắp bờ chống sạt lở ở bãi biển Mỹ Khê - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Nỗ lực chắn sóng bằng kè bao cát đã không ngăn chặn được các đợt tấn công của thủy triều.

Điêu đứng vì sạt lở

Tại tỉnh Quảng Nam, bờ biển Hội An đoạn từ Cửa Đại kéo dài lên bãi biển An Bàng bị xâm thực nặng nhất.

Vệt biển Hội An kéo dài khoảng 7km xuất hiện dày đặc các điểm sạt lở. Mấy năm trước là ở vị trí bãi tắm Cửa Đại, gần đây thì biển Tân Thành, An Bàng... chứng kiến cảnh bị "ngoạm" khốc liệt.

Cứ cuối năm tới tháng 2, tháng 3 năm sau, những cơn sóng "bạc đầu" ập vào khoét sâu bờ tạo ra các hàm ếch. Nhiều resort và nhà hàng chịu tổn thất lớn, kinh doanh ế ẩm hoặc chỉ mở cửa được vào mùa hè. Có chủ cơ sở lưu trú buộc phải đóng cửa, thanh lý tài sản.

Ở vệt biển sau lưng đường Nguyễn Phan Vinh (phường Cẩm An) từng là nơi kinh doanh sầm uất. Khách Tây đổ về lưu trú, tắm biển, sử dụng dịch vụ đông đúc, nhưng nay mỗi năm một vắng.

Một số kè cứng dựng kiên cố, cắm sâu vào nền cát nhưng cũng dần bị sóng đánh sập. Nhiều người đã phải bỏ nhà cửa đi nơi khác, chủ cơ sở kinh doanh phải bán tài sản với giá thấp để di dời.

"Cách đây ít năm khi tôi về đây thì nơi mà các dãy villa, nhà hàng hiện giờ còn cách mép nước mấy chục mét. Bờ biển lúc đó trải dài, sóng lặng, nhưng mấy năm nay cứ qua một mùa đông là thấy mọi thứ tàn tạ thêm.

Bà con ở đây đã làm đủ cách, Nhà nước cũng huy động máy móc, nhân lực làm kè giữ biển nhưng tới nay không ngăn được sóng", bà Nguyễn Thị Thảo Huyền, chủ một cơ sở kinh doanh ở Cẩm An, nói.

Tại Đà Nẵng, những ngày đầu năm 2025 hầu hết các bãi tắm trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp, nơi tập trung các khu nghỉ dưỡng cao cấp thuộc quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn, đều bị sóng đánh gây sạt lở nghiêm trọng.

Bãi tắm Mỹ Khê, được bình chọn là một trong những "bãi tắm đẹp nhất hành tinh", đã bị sóng đánh tan nát, để lộ nhiều "hàm ếch". Có nơi sóng biển khoét sâu hơn 3m khiến nhiều hàng dừa bị cuốn ra biển.

Tại bãi biển Mỹ Khê (Quảng Ngãi) cách trung tâm TP 10km, rừng dương phòng hộ bị sóng "bứng" rất nhiều.

Người dân địa phương cho biết trước đây khoảng cách từ mép nước vào tuyến đường du lịch chạy dọc bờ biển hơn 100m. Vậy mà giờ chỉ còn cách khoảng 30m, nhiều điểm chỉ còn cách 10m.

Xâm thực biển rất khó xử lý, chặn chỗ này sẽ bị chỗ khác. Tình trạng sóng ngang, sóng dọc và dòng hải lưu... cần phải nghiên cứu bài bản. Từ đó mới có giải pháp hiệu quả được.
Ông Ngô Văn Trọng (bí thư Thành ủy Quảng Ngãi)

Huy động hàng trăm người đắp bao cát

Từ đầu năm 2025, Đà Nẵng công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai (sạt lở bờ biển) và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp xử lý tạm thời sạt lở bờ biển.

Theo ông Phan Minh Hải - phó trưởng Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng, đầu năm 2025 đường Võ Nguyên Giáp phát hiện tới 3 điểm sạt lở chính.

Để giải quyết tạm thời, TP phải huy động hơn 200 người cùng đắp bao cát tạo bờ kè tạm thời để hạn chế sóng biển xâm thực sâu vào bờ.

Phương án này trước mắt đã giảm thiểu được sạt lở các khu vực này. Tuy nhiên đây mới là giải pháp tình thế để giữ bờ biển qua đợt gió mùa.

Trong khi đó ông Trà Thanh Danh, chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi, cho biết để ứng phó với triều cường, trước mắt UBND TP Quảng Ngãi tạo đê chắn sóng bằng bao cát dọc bờ biển.

Quảng Ngãi đã huy động hơn 350 người và xe cơ giới, dồn cát vào bao, đào rãnh dọc bờ biển để ngăn triều cường xâm thực.

Ông Ngô Văn Trọng, bí thư Thành ủy Quảng Ngãi, cho biết nước biển xâm lấn quá nhanh, chỉ vài ngày nhiều dãy dương dọc bờ biển đã không còn.

"Hiện việc tạo đê bằng bao cát cơ bản giảm thiểu xâm thực ở trung tâm bãi biển Mỹ Khê. Còn lâu dài phải tính toán giải pháp căn cơ", ông Trọng nói.

Tại Quảng Nam, từ cuối năm 2024 UBND tỉnh đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp về sạt lở bờ biển ở Hội An để huy động các nguồn lực nhằm gia cố bờ biển.

Làm đê ngầm?

Tỉnh Quảng Nam từ năm 2019 xây dựng tuyến đê ngầm ngoài khơi hàng ngàn tỉ đồng bằng đá hộc nằm chìm dưới biển để hãm sóng vào đất liền. Dự án được đầu tư nhiều giai đoạn, tới nay đã thi công được dải đê từ bãi tắm Cửa Đại lên đến giáp bãi biển Tân Thành.

Phó chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Thế Hùng cho biết sau khi đê ngầm được dựng lên, cát sẽ được bơm vào phía chân đê hướng đất liền để nuôi bãi. Bờ biển đã giữ được cát, đặc biệt biển Cửa Đại tới nay gần như đã hồi sinh.

Hiện nay từ trên cao có thể nhìn thấy rõ cảnh tượng trái ngược: bờ biển hướng tuyến đê ngầm đã hoàn thành được bảo vệ tốt (nhà hàng, cơ sở du lịch mọc lên thu hút khách) thì hướng chưa có đê lại trong cảnh tan nát. Trong năm 2025 này, tuyến đê sẽ được nối dài tới khi kết thúc ở bãi tắm An Bàng.

Ông Ngô Văn Trọng cho rằng đê chắn sóng ngầm cách bờ biển khoảng 200m để phá sóng, giảm thiểu xâm thực là một trong những phương án được tính đến. Tuy nhiên cần phải có nghiên cứu của các nhà khoa học, tránh việc đầu tư lớn nhưng hiệu quả không cao.

Đề xuất 7 phương án "cứu" biển Đà Nẵng

Hiện tượng sạt lở bờ biển dọc tuyến đường Hoàng Sa - Võ Nguyên Giáp - Trường Sa xuất hiện từ năm 2017. Năm 2021, Đà Nẵng đã phê duyệt kế hoạch ứng phó sạt lở bờ biển, cho thực hiện đề tài khoa học "Nghiên cứu xác định nguyên nhân gây xói lở bờ biển và đề xuất các giải pháp bảo vệ bờ biển TP Đà Nẵng" do Trường đại học Thủy lợi chủ trì.

Từ kết quả nghiên cứu (đề tài được nghiệm thu đầu năm 2025) đã đề xuất 4 phương án cho dải bờ biển phía đông (gồm: nuôi bãi điểm, nuôi bãi tập trung quy mô lớn, nuôi bãi xa bờ và phương án hệ thống đê giảm sóng đỉnh thấp xa bờ) và 3 phương án cho bờ biển trong vịnh (gồm hệ thống mỏ hàn, nuôi bãi trực tiếp thuần túy và nuôi bãi kết hợp công trình).

Bãi biển Mỹ Khê sạt lở nghiêm trọng, nguy cơ bị xóa sổ

Gốc dương trôi ra biển, từng khối đất cát bị cuốn phăng. Bãi biển Mỹ Khê thơ mộng, đẹp bậc nhất Quảng Ngãi sạt lở nghiêm trọng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình

Ngày 16-5-1955, tròn 70 năm trước, biển trời Quy Nhơn xanh ngắt đưa chân con tàu cuối cùng rẽ sóng tiễn những người con thân yêu của Liên khu V lên đường tập kết ra Bắc.

70 năm hoàn thành tập kết ra Bắc: Bấy nhiêu năm ấy biết bao nghĩa tình

Vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời gây hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Chủ tịch UBND xã bị tạm đình chỉ công tác 15 ngày để làm rõ trách nhiệm liên quan đến việc xi măng từ nguồn hỗ trợ xây dựng nông thôn mới bị hư hỏng.

Vụ hàng trăm tấn xi măng để ngoài trời gây hư hỏng: Tạm đình chỉ công tác chủ tịch xã

Không chuyển đổi các khu ký túc xá sinh viên ở Nha Trang làm nhà công vụ

Khánh Hòa bác phương án chuyển đổi các ký túc xá sinh viên thành nhà công vụ và xin bố trí 70 phòng của nhà khách T78 cho cán tại Ninh Thuận ở khi sáp nhập.

Không chuyển đổi các khu ký túc xá sinh viên ở Nha Trang làm nhà công vụ

Thủ tướng: Tập trung tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở ở khu vực thủy điện Tả Páo Hồ 1A

Tối 16-5, Thủ tướng có công điện gửi yêu cầu tập trung khắc phục hậu quả sự cố sạt lở tại công trường thi công công trình thủy điện Tả Páo Hồ 1A.

Thủ tướng: Tập trung tìm kiếm cứu nạn vụ sạt lở ở khu vực  thủy điện Tả Páo Hồ 1A

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng trường học ngay ngắn, dạy học lành mạnh là phải ngăn chặn việc ép học sinh học thêm.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Ngăn chặn việc ép học sinh học thêm dưới mọi hình thức

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar