10/05/2021 15:46 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bloomberg: Hàng triệu người Hong Kong từ chối vắc xin COVID-19 miễn phí

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Bất chấp điều kiện tiêm chủng vô cùng dễ dàng, hàng triệu người Hong Kong vẫn nói "không" với vắc xin COVID-19 vì không tin chính quyền đặc khu.

Bloomberg: Hàng triệu người Hong Kong từ chối vắc xin COVID-19 miễn phí - Ảnh 1.

Cảnh sát Hong Kong kiểm tra một quán bar dành riêng cho người đã tiêm vắc xin COVID-19 - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Bloomberg, Hong Kong là một trong những nơi có điều kiện tiêm chủng lý tưởng nhất thế giới: mọi cư dân trên 16 tuổi đều được tiêm vắc xin miễn phí.

Việc đăng ký có thể thực hiện qua mạng và chỉ mất khoảng 20 phút để đến một trong 29 trung tâm tiêm chủng của thành phố.

Người dân thậm chí còn được quyền lựa chọn vắc xin, hoặc của Công ty Sinovac (Trung Quốc), hoặc của Pfizer - loại vắc xin được sản xuất bằng công nghệ mRNA tiên tiến nhất thế giới.

Thế nhưng phần lớn người Hong Kong đã nói "không" với chiến dịch tiêm chủng, một điều có thể ảnh hưởng tới kế hoạch mở cửa nền kinh tế và làm giảm sức cạnh tranh của Hong Kong với nhiều thành phố khác.

Số liệu được Bloomberg thống kê cho thấy Hong Kong chỉ mới tiêm được 1,76 triệu liều vắc xin COVID-19. Rất nhiều liều vắc xin đang được bảo quản trong kho và sắp sửa hết hạn vào tháng 9 tới mà vẫn chưa tìm được người tiêm.

Việc người dân còn ngần ngại với vắc xin được ghi nhận ở nhiều nước và vùng lãnh thổ đã khống chế thành công dịch COVID-19, chẳng hạn như New Zealand.

Đặc khu Hong Kong cũng nằm trong danh sách này, với khoảng 12.000 ca mắc COVID-19, trong đó có 210 ca tử vong kể từ khi đại dịch bùng phát.

Sự miễn cưỡng và không chịu tiêm xuất phát từ tâm lý chủ quan của người dân, cho rằng dịch bệnh đã được khống chế nên khi nào tiêm vắc xin cũng được. Tuy nhiên theo Bloomberg, vấn đề ở Hong Kong lại phức tạp hơn.

Tại Hong Kong, sự hoài nghi với vắc xin bắt nguồn từ những sự kiện chính trị trong quá khứ, mà gần đây nhất là đợt biểu tình rầm rộ phản đối chính quyền đại lục năm 2019.

Nhiều người đã biến việc không tiêm vắc xin thành một hình thức phản đối chính phủ trung ương và chính quyền Hong Kong, theo Bloomberg.

"Tôi sẽ không tiêm vắc xin, vì tôi và bạn bè không muốn làm theo bất kỳ hướng dẫn hoặc khuyến nghị nào từ chính phủ - một học sinh 16 tuổi tên Chau nói với Bloomberg - Chúng tôi không tin bất cứ điều gì từ họ. Chúng tôi sẽ chống lại họ bằng mọi cách có thể".

Bloomberg: Hàng triệu người Hong Kong từ chối vắc xin COVID-19 miễn phí - Ảnh 2.

Apphich kêu gọi người dân đi tiêm vắc xin ở Hong Kong - Ảnh chụp màn hình Bloomberg

Truyền thông Hong Kong dường như cũng nương theo xu hướng ngầm này để kiếm thêm bạn đọc. Theo bà Elaine Tsui - giảng viên Đại học Baptist Hong Kong, bất kỳ sáng kiến y tế nào liên quan tới chính quyền Hong Kong đều vấp phải sự nghi ngờ của người dân.

Những thông tin về tác hại của vắc xin thường lan truyền nhanh và mạnh mẽ hơn tại Hong Kong, dù đôi lúc thực sự không liên quan gì.

Chẳng hạn, bản tin một người đàn ông chết tại phòng tập gym sau khi tiêm vắc xin Pfizer được đọc rất nhiều dù nguyên nhân khiến ông này chết là do bị tạ rơi trúng ngực, không phải do vắc xin.

Tâm lý ngại vắc xin có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai Hong Kong. Giám đốc điều hành Cơ quan Tiền tệ Hong Kong, ông Eddie Yue, lo lắng tỉ lệ tiêm chủng thấp có thể khiến các công ty quốc tế đặt câu hỏi về việc có nên đặt văn phòng giao dịch tại thành phố này hay không.

Chính quyền Hong Kong đang nỗ lực giải quyết vấn đề bằng nhiều cách. Họ cho phép những người đã tiêm vắc xin các đặc quyền mà người không tiêm không thể hưởng.

Chẳng hạn người đã tiêm vắc xin sẽ được đến các quán bar và tụ tập nhóm đông đúc hơn khi ăn uống trong nhà hàng. Một "bong bóng du lịch" giữa Hong Kong và Singapore được thiết lập nhưng chỉ dành cho những người đã tiêm chủng.

Chính quyền cũng nhờ đến tiếng nói của các nghị sĩ có uy tín, người có ảnh hưởng tại địa phương. Tuy nhiên, phần lớn dân số vẫn tiếp tục nói không với vắc xin, kể cả những nhân viên y tế ở tuyến đầu, theo Bloomberg.

"Chính quyền nói những phản ứng phụ bất thường không phải do vắc xin gây ra vì không có bằng chứng lâm sàng. Sự thật có thể đúng như vậy. Nhưng khi lập luận này qua miệng của chính quyền và đến tai người dân, nó thực sự không đủ sức thuyết phục" - ông Hanson Chan, y tá tại một bệnh viện điều trị COVID-19, nói với Bloomberg.

18 người Hong Kong nhập viện sau khi tiêm vắc xin COVID-19 của Trung Quốc

TTO - Chính quyền Hong Kong ngày 7-3 thông báo có thêm 7 trường hợp ngã bệnh sau khi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 của Trung Quốc đại lục, nâng tổng số người phải nhập viện vì lý do này lên 18 người.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Trên lộ trình hành hương, một xe du lịch chở 24 người đi từ TP.HCM đến Bảo Lộc đã xảy ra va chạm với xe tải, khiến nhiều người nhập viện nguy kịch.

Xe khách chở 24 người hành hương va chạm xe tải, nhiều người nhập viện

Nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế chỉ đạo lắp camera giám sát, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước về việc tăng cường đảm bảo an ninh, an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Nhân viên y tế bị hành hung: Bộ Y tế chỉ đạo lắp camera giám sát, tập huấn kỹ năng giao tiếp

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất hàng đầu Liên bang Nga

Ngày 11-5, tại tỉnh Kaluga, Liên bang Nga, Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch quy mô lớn hàng đầu nước Nga.

Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất hàng đầu Liên bang Nga

Đam mê cờ bạc có phải bệnh lý tâm thần?

Hành vi đánh bạc kéo dài, mất kiểm soát, bất chấp hậu quả từ tài chính đến tinh thần có thể không chỉ là thói quen hay đam mê nhất thời, mà còn là một dạng rối loạn tâm thần được y học chính thức công nhận.

Đam mê cờ bạc có phải bệnh lý tâm thần?

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng y sĩ Mỹ

Việc bác sĩ Casey Means, 38 tuổi, được Tổng thống Trump đề cử vị trí quyền lực nhất ngành y tế công cộng vấp phải làn sóng phản đối từ các tổ chức y tế và truyền thông Mỹ.

Chân dung nữ bác sĩ trẻ được ông Trump đề cử vị trí Tổng y sĩ Mỹ

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?

Các chuyên gia nhận định bệnh não mô cầu có nguy cơ cao xuất hiện thêm các ca bệnh trong cộng đồng trong thời gian tới. Với tỉ lệ tử vong của bệnh có thể từ 8 - 15% và dễ lây lan, cần làm gì phòng bệnh?

Bệnh não mô cầu dễ lây lan, nguy cơ xuất hiện thêm ca cộng đồng, phòng bệnh thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar