11/06/2012 16:53 GMT+7

Bình yên chùa Long Sơn

HUỲNH THU DUNG
HUỲNH THU DUNG

TTO - Giữa thành phố Nha Trang sầm uất bỗng có một khoảng không gian riêng mở ra thanh bình dưới chân núi Trại Thủy (phường Phương Sơn), nơi có ngôi chùa Long Sơn hơn trăm năm tuổi.

Phóng to
Toàn cảnh chùa Long Sơn nhìn từ bên ngoài vào

Chùa còn được gọi là chùa Phật Trắng hoặc Đăng Long tự. Đây là điểm đến hành hương, vãn cảnh yêu thích của người địa phương cũng như khách thập phương và là ngôi chùa nổi tiếng nhất thành phố Nha Trang bởi lịch sử lâu đời với bức tượng Kim Thân Phật tổ nằm trên đỉnh núi.

Xây dựng từ năm 1963, đã đưa ngôi chùa vào danh sách kỷ lục Việt Nam: “Ngôi chùa có tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam”.

Chùa đẹp từ ngay cổng ra vào, bởi những cột đá và bức phù điêu bố trí ngay chính điện. Quanh chùa là vườn cây xanh mướt cộng thế núi vững chãi sau lưng, tạo cảnh sắc chung hài hòa và sinh động. Khuôn viên chùa khá rộng, do nằm giữa vườn cây nên không khí thoáng mát và trong lành. Mái chùa theo kiểu chùa truyền thống Việt Nam, nhiều chi tiết tinh xảo và đẹp mắt.

Chính điện thoáng và rộng đến 1.670m2, đủ cho hàng trăm phật tử và khách hành hương đến hành lễ. Đặc biệt có một bức tượng Phật tổ bằng đồng đang ngồi thuyết pháp, cao 1,6m, nặng 700kg.

Phóng to
Mái chùa theo kiến trúc chùa truyền thống Việt, uốn cong với nhiều chi tiết tinh xảo
Phóng to
Chính điện chùa khá rộng, nơi phật tử khắp nơi đến để niệm Phật và cầu bình an

Ngoài hiên chùa là gần 200 bậc thang dẫn lên núi Trại Thủy, để khách hành hương vừa chiêm bái vừa vãn cảnh chùa thanh tịnh ngay giữa thành phố sầm uất Nha Trang. Đến bậc thứ 44, du khách sẽ dừng lại để chiêm ngưỡng bức tượng Phật nhập niết bàn giả đá hoa cương tuyệt đẹp. Phía sau bức tượng là một bức phù điêu lớn mô tả cảnh 49 đệ tử của Đức Phật ngày đêm niệm Phật.

Tuy mới xây dựng trong thời gian gần đây, khoảng năm 2003, nhưng bức tượng tuyệt đẹp này đã trở nên quen thuộc với phật tử khắp nơi, thu hút rất nhiều người đến chiêm bái hằng ngày.

Tiếp tục rảo bước lên những bậc tam cấp, du khách còn được chiêm ngưỡng một đại hồng chung cao đến 5,5m do phật tử ở Huế tặng chùa năm 2002.

Và khi lên đến đỉnh đồi Trại Thủy, ai cũng có cảm giác thanh thản bình an khi nhìn thấy bức tượng Phật trang nghiêm ngồi thuyết pháp hiện lên giữa trời xanh mây trắng và một không gian khoáng đạt mênh mông. Bức tượng cao 21m, bên dưới là đài sen cao 7m. Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng và đại đức đã tự thiêu để chống lại chế độ đàn áp Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.

Được xây dựng từ năm 1963 bởi sự đóng góp của phật tử trong vùng cũng như các vùng lân cận, bức tượng tuyệt đẹp và trang nghiêm đã điểm một nét đẹp cao quý và thanh tao cho ngôi chùa.

Phóng to
Tượng Phật ngồi thuyết pháp nằm trên đỉnh núi
Phóng to
Bức tượng Phật nhập niết bàn nằm ở lưng chừng núi

Từ nơi này nhìn xuống cảnh vật xung quanh, có thể chiêm ngưỡng thành phố Nha Trang xinh đẹp hiền hòa bên dưới, quả là một chuyến vãn chùa thú vị, mang đến cảm giác an nhiên trong tận tâm hồn.

HUỲNH THU DUNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Không chỉ bùng nổ, lan tỏa trên mạng xã hội, thông tin nam ca sĩ G-Dragon đến Việt Nam trong tháng 6 tới còn trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các thương hiệu F&B.

Bắt trend ‘anh Long’ đón G-Dragon đến Việt Nam

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Một loại bánh không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ (5-5 âm lịch) với người Hoa là bánh bá trạng (còn gọi là bánh ú). Kênh ẩm thực AFN chia sẻ công thức làm bánh truyền thống bá trạng Phúc Kiến nổi tiếng.

Tết Đoan ngọ mùng 5-5, AFN dạy làm bánh bá trạng Phúc Kiến

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thưởng thức bánh xèo rau rừng núi Cấm rất thú vị, đặc biệt vào thời điểm đầu mùa mưa, bởi lúc này rau rừng tươi non hơn sau khi được tắm tưới bởi vài cơn mưa.

Lên núi Cấm ăn bánh xèo rau rừng đầu mùa mưa

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Đầu tháng 5 hằng năm, khi những cơn mưa chuyển mùa lác đác đổ xuống, báo hiệu một mùa trâm nữa lại về. Những mùa trâm chín không chỉ gắn liền với tuổi thơ của bọn trẻ con ở miền Tây, mà còn là nguồn thu nhập lớn của người dân vùng Bảy Núi, An Giang.

Thương nhớ những mùa trâm chín miền Tây

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Tháng 5, khi những cơn mưa dông đầu mùa rải đều lên tán rừng rậm rạp miền Tây Quảng Nam, cũng là lúc núi rừng Trường Sơn như cựa mình thức dậy sau giấc ngủ dài mùa nắng.

Mối cánh rừng Trường Sơn: Món đại ngàn ngon nức nở

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa

Vũng Tàu có nhiều món đặc trưng như lẩu cá đuối, cá khoai, gỏi cá mai… Nhưng một số du khách đến nơi đây hài hước nói rằng trong sự lựa chọn của họ, bánh khọt mà đứng vị trí số 2 thì không có số 1.

Còn đâu hương vị bánh khọt Vũng Tàu ngày xưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar