15/04/2013 11:54 GMT+7

Bình Nhưỡng ngập cờ, hoa mừng sinh nhật 101 cố chủ tịch Kim Nhật Thành

HOÀNG NGỌC
HOÀNG NGỌC

TTO - Phố phường Bình Nhưỡng tràn ngập quốc kỳ và hoa kỷ niệm lần thứ 101 ngày sinh cố chủ tịch Kim Nhật Thành ngày 15-4.

Phóng to
Hoa nơi tượng đài cố chủ tịch Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật ngày 14-4. Ảnh: KCNA
Phóng to
Binh sĩ CHDCND Triều Tiên đặt hoa nơi tượng đài cố chủ tịch Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật ngày 14-4. Ảnh: KCNA
Phóng to
Quốc kỳ CHDCND Triều Tiên treo ở Bình Nhưỡng nhân dịp kỷ niệm ngày sinh cố chủ tịch Kim Nhật Thành. Ảnh: KCNA

Lễ kỷ niệm diễn ra tại CHDCND Triều Tiên trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên ngày một tăng cao và chưa có tin gì về việc Bình Nhưỡng sẽ thử tên lửa.

Hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 15-4 cho biết lãnh đạo Kim Jong-un cùng một số quan chức cấp cao đã đến thăm Cung tưởng niệm mặt trời Kumsusan, nơi bảo quản thi hài cố chủ tịch Kim Nhật Thành để bày tỏ lòng thành kính đối với người sáng lập CHDCND Triêu Tiên.

Phát biểu trong chuyến thăm Nhật Bản ngày 14-4, ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Mỹ sẵn sàng ngồi vào bàn thương lượng nếu Bình Nhưỡng giảm bớt căng thẳng và có các bước đi nhằm tôn trọng các cam kết quốc tế.

Các đường phố chính ở trung tâm thủ đô được trang hoàng trong dịp lễ này. Người dân Triều Tiên tươm tất trong bộ lễ phục đã tiến đến đặt hoa trước bức tượng đồng lãnh tụ Kim Nhật Thành.

Kim Nhật Thành (1912 – 1994) trở thành chủ tịch CHDCND Triều Tiên năm 1948. Sau khi Kim Nhật Thành qua đời, con trai là Kim Jong-il và cháu trai Kim Jong-un lần lượt đảm nhận vài trò người lãnh đạo CHDCND Triều Tiên.

Trong khi đó, Bộ Quốc Phòng Hàn Quốc cho biết Seoul vẫn luôn trong tư thế sẵn sàng trước khả năng Triều Tiên có thể thực hiện một vụ thử tên lửa đúng vào dịp kỷ niệm ngày sinh của ông Kim Nhật Thành.

Bộ thống nhất Hàn Quốc cũng tuyên bố Seoul lấy làm “tiếc” về việc miền Bắc đã từ chối lời yêu cầu đàm phán được tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đưa ra hồi tuần rồi. Người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Kim Hyung Seok nói: "Thật đáng tiếc khi Triều Tiên từ chối đề xuất đối thoại. Đây là phương án mà chúng tôi đã cân nhắc rất kỹ".

Hàn Quốc cho rằng hành động từ chối đối thoại của CHDCND Triều Tiên là "hoàn toàn không thể hiểu nổi".

Dù vậy, Bộ này thống nhất Hàn Quốc cho biết Hàn Quốc vẫn để ngỏ lời đề nghị trên với Triều Tiên.

(Theo Reuters)

HOÀNG NGỌC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Chuyến thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Tổng thống Pháp của ông Macron sẽ diễn ra trong ba ngày, bắt đầu từ ngày 25-5 tới.

Tổng thống Pháp Macron sắp thăm Việt Nam lần đầu tiên

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cáo buộc Nga đang câu giờ để có thể tiếp tục cuộc chiến và chiếm đóng lãnh thổ Ukraine.

Nga thúc giục Ukraine thảo luận bản ghi nhớ hòa bình

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Theo ông Kennedy, tổ chức này đang sa lầy trong bộ máy quan liêu và việc các nước rút khỏi tổ chức này sẽ là một lời cảnh tỉnh.

Bộ trưởng Y tế Mỹ kêu gọi các nước cùng rút khỏi WHO

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Các lệnh trừng phạt này nhắm vào 'hạm đội bóng tối' gồm các tàu chở dầu và các công ty tài chính của Nga, nhằm hạn chế nguồn lực chiến tranh của Matxcơva.

Anh áp thêm trừng phạt lên Nga, Matxcơva nói 'không cần' phản hồi

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Video Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nắm chặt ngón trỏ Tổng thống Pháp trong suốt 13 giây, bất chấp sự không thoải mái thấy rõ của đối phương, gây sốt mạng xã hội.

Ông Erdogan nắm chặt ngón tay ông Macron trong 13 giây, gây sốt mạng xã hội

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt

Estonia thông báo tàu chở dầu Green Admire được cho bị Nga 'bắt giữ' trong lãnh hải nước này đã được thả, dấu hiệu cho thấy căng thẳng Biển Baltic phần nào hạ nhiệt.

Nga thả tàu rời cảng Estonia, căng thẳng Biển Baltic có dấu hiệu hạ nhiệt
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar