08/06/2017 18:00 GMT+7

Biểu hiện và cách điều trị ​trẻ bị tăng động

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM
Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ em là một hội chứng tâm thần với biểu hiện không thể tập trung đầy đủ để hoàn thành một nhiệm vụ.

Theo các chuyên gia tâm lý, đa số phụ huynh khi thấy con nghịch ngợm, không tập trung, ít giao tiếp, không nghĩ là bé bị bệnh thật sự, cần phải được đưa đi khám và điều trị sớm, mà chỉ cho là bé hiếu động quá mức.

Tỷ lệ mắc bệnh từ 3% - 5% trẻ tuổi đi học, nam nhiều gấp 3 lần nữ. Trước đây người ta nghĩ rằng, nó sẽ biến mất ở tuổi dậy thì, nhưng điều này không đúng trong tất cả các trường hợp. Bệnh có tính di truyền nên có nhiều trường hợp cả cha mẹ và trẻ cùng đến khám bệnh.

Thật sự không ít trẻ bị tăng động, giảm chú ý, tuy có chỉ số thông minh cao, nhưng kết quả học tập không tốt do trẻ kém chú ý, bất cẩn và hay quên.

Biểu hiện

Điển hình của bệnh là trẻ thường không chú ý hay hiếu động quá mức, thiếu chú ý chi tiết hay bất cẩn trong bài tập ở trường hoặc các hoạt động, công việc khác. Trẻ rất khó duy trì được sự chú ý trong các nhiệm vụ hay thực hiện các hoạt động. 

Ấn tượng nhất là bé không nghe khi được nói trực tiếp, không thể thực hiện các nhiệm vụ hoặc công việc đòi hỏi sự cố gắng như bài tập ở trường hay ở nhà. Ngoài ra, trẻ thường đánh mất những đồ vật như: đồ chơi, dụng cụ học tập ( sách bút,..), xao lãng với các kích thích mạnh. 

Cụ thể trẻ thường đứng ngồi không yên với tay, chân lăng xăng dưới bàn, chạy lòng vòng hay leo trèo liên tục, khó tham gia các hoạt động với nhịp điệu chậm, nói rất nhiều, hấp tấp, bốc đồng, có khuynh hướng bật ra câu trả lời trước khi nghe hết câu hỏi, khó chờ đến lượt mình, có khuynh hướng ngăn hay bắt mọi người theo mình.

Đa số các triệu chứng trên phải thể hiện trước 7 tuổi. Các chuyên gia khuyên khi trẻ có nhiều hơn 6 triệu chứng ở mỗi nhóm với thời gian kéo dài trên 6 tháng, thể hiện ít nhất ở hai môi trường trong và ngoài gia đình, phụ huynh hãy đưa trẻ đến các bệnh viện chuyên khoa Tâm thần kinh Nhi để được chẩn đoán chính xác và điều trị hiệu quả nhất.

Điều trị

Liệu pháp hành vi:

- Giáo dục bệnh nhân và gia đình về bệnh lý.

- Thông báo cho cha mẹ biết bệnh có tính di truyền, bệnh có thể điều trị được và hy vọng rằng trẻ sẽ khỏi khi đến tuổi vị thành niên.

- Thay đổi hành vi:

+ Đây là điều kiện bắt buộc. Các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu về bệnh lý này, sẽ giúp việc chăm sóc, dạy dỗ trẻ tốt hơn; quan trọng hơn cha mẹ phải luôn gần gũi, có các liệu pháp hành vi và những biện pháp giúp đỡ trẻ tại nhà.

+ Cha mẹ nên định hướng vào một hay hai hành vi đích (có thể thay đổi) và tưởng thưởng cho trẻ nếu trẻ thực hiện thành công như hoàn thành tốt các bài tập ở trường, sắp xếp lịch làm việc hàng ngày….

+ Hướng dẫn trẻ thực hiện nhiệm vụ. Hạn chế tối đa việc quát mắng, đánh đập trẻ.

Điều trị bằng thuốc:

Thường bắt đầu với thuốc kích thích. Gia tăng khả năng kích thích thùy trán và từ đó sẽ điều hòa các hoạt động. Với các thuốc có tác động ngắn, sẽ có hiệu quả tức thì sau 1 - 2 tuần.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông - Giáo dục Sức khỏe TP.HCM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng nguy kịch, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Sáng 12-4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Khoảng một tuần nay, nhiều tuyến đường tại trung tâm TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp hoa sen nở rực rỡ khiến người dân đi đường thích thú ngắm nhìn, khách du lịch trầm trồ khen ngợi.

Về Cao Lãnh ngắm sen hồng nở rộ giữa lòng thành phố

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai

Một bé trai bị đau, cộm, thường chảy nước mũi, sờ mũi thấy có vật cứng nên đến bệnh viện kiểm tra, các bác sĩ phát hiện viên đạn của súng bắn chim trong hốc mũi.

Viên đạn súng bắn chim bị 'quên' trong hốc mũi bé trai

Tắc ruột vì dày đặc mảnh xương nhỏ sau khi ăn rắn bông súng hầm sả

Ngày 5-4, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa TP Cần Thơ cho biết vừa phẫu thuật cho một trường hợp tắc ruột khá hy hữu. Một nữ bệnh nhân bị đau bụng tắc ruột do dày đặc mảnh xương rắn nhỏ li ti.

Tắc ruột vì dày đặc mảnh xương nhỏ sau khi ăn rắn bông súng hầm sả

Bệnh bỗng dưng rơi lệ, có trị hết không?

Nhiều người dù không có cảm xúc gì cũng tự nhiên rơi lệ. Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là một vấn đề bệnh lý, hoàn toàn không phải tâm lý.

Bệnh bỗng dưng rơi lệ, có trị hết không?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar