03/11/2017 17:16 GMT+7

Biểu hiện, cách phòng ngừa và điều trị bệnh nước ăn chân

Nguồn: Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng
Nguồn: Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng

Nước ăn chân là cách nói dân gian để chỉ bệnh nấm ở chân (hay là nấm kẽ chân).

Biểu hiện, cách phòng ngừa và điều trị bệnh nước ăn chân - Ảnh 1.

Đây là bệnh ngoài da phổ biến trong mùa mưa lũ, mà nguyên nhân chính là do tiếp xúc thường xuyên với nước hoặc do môi trường ẩm ướt, mang giày vớ bít kín mà không thay giặt thường xuyên hoặc bị chứng tăng tiết mồ hôi.

Tác nhân gây bệnh là các vi nấm sợi tơ như Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum, hoặc cả vi nấm men Candida albicans.

Biểu hiện của bệnh

- Ở các kẽ ngón, lòng bàn chân, gót chân lớp da bên trên bị mủn trắng, có kẽ nứt, bên dưới là một nền da đỏ ướt, dịch tiết có mùi hôi rất khó chịu.

- Bệnh gây ngứa ngáy, khó chịu. Trong trường hợp bị bội nhiễm, bệnh nhân có thể sốt, nổi hạch bẹn và đau. Lúc bấy giờ bàn chân bị sưng tấy lên và có mủ.

Phòng ngừa chứng nước ăn chân

Để phòng ngừa chứng nước ăn chân, bạn cần:

- Vệ sinh đôi chân thường xuyên mỗi ngày.

- Chọn loại tất có chất liệu thấm hút tốt, và nên thay tất ít nhất 2 lần mỗi ngày.

- Luôn giữ cho đôi bàn chân được sạch sẽ và khô ráo giữa các ngón chân.

- Không nên mang giày suốt cả ngày.

- Không dùng giày, dép chung với người khác, rất dễ bị lây bệnh.

- Không nên đi giày, dép quá chật.

- Nên giặt tất với nước nóng để "tiêu diệt" vi khuẩn.

Điều trị nước ăn chân

Ở nước ta có nhiều loại cây thuốc dùng để trị nấm da cho kết quả tốt như:

- Lấy lá muồng trâu giã nát đắp sát vào kẽ chân.

- Lấy rễ cây táo rừng sắc nước đặc bôi vào kẽ chân.

- Trầu không giã nát bôi vào kẽ chân.

- Rau răm giã nát bôi vào kẽ chân.

- Ké đầu ngựa (còn gọi là thương nhĩ tử) sắc nước đặc bôi vào kẽ chân.

- Dùng một trong các loại sau hòa vào nước để ngâm chân: dấm, rượu, muối, gừng, phèn chua.

Hay bôi các thuốc trị nấm như:

- Trosyd (Thioconazol) cream 1%, bôi 1-2 lần/ngày.

- Sporiline 1 lần/ngày trong 6 tháng.

Có thể dùng thêm những loại thuốc uống để hỗ trợ, nhưng việc uống thuốc phải thận trọng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Nguồn: Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe Đà Nẵng

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Cô gái trẻ đi khám bệnh phát hiện mất một đoạn xương chân khi chụp X-quang. Cả bệnh nhân và nhân viên y tế đều rất ngạc nhiên.

Cô gái chụp X-quang bất ngờ thấy mất xương chân

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar