10/07/2018 16:33 GMT+7

Biết vay nóng là 'chết' nhưng nông dân nghèo vẫn vay, tại sao?

TÚ NGUYÊN
TÚ NGUYÊN

TTO - Gắn bó với người nông dân, bạn đọc Tú Nguyên (Hội Chữ thập đỏ xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An) có bài viết lý giải vì sao ho vay nóng. Chuyên mục Bạn đọc làm báo xin giới thiệu góc nhìn của anh.

Biết vay nóng là chết nhưng nông dân nghèo vẫn vay, tại sao? - Ảnh 1.

Ít ai biết một thực trạng bi đát của nông dân nghèo, có ít đất canh tác tại nông thôn. Lúc bí quá, dù biết phải vay với lãi suất từ 10% thậm chí đến 20% - 30% mà vẫn phải vay.

Thực tế cho thấy những hộ nông dân ở nông thôn có từ 2-3 công ruộng, mà phải lo "cơm áo gạo tiền" cả một gia đình 3-4 người con thì không dễ chút nào. Cảnh ăn trước trả sau là chuyện "thường ngày ở huyện" đối với họ.

Trong số đó không ít người tự mở cho mình một lối thoát để "con sãi ở chùa sẽ không phải quét là đa" bằng cách đầu tư cho con cái họ bằng con đường học vấn.

Đó là tình trạng nông dân nghèo đi vay ngân hàng với lãi suất ưu đãi để làm nông nghiệp, nhưng họ lại làm không đúng mục đích, phi nông nghiệp.

Tiền vay sẽ được dùng vào mục đích nuôi con ăn học, với hy vọng một vài năm sau, khi con cái họ tốt nghiệp có việc làm ổn định, cả gia đình sẽ dần dần thoát khỏi cảnh nghèo túng đeo đẳng họ từ bấy lâu nay.

Nhưng trước mắt, đến lúc đáo hạn lấy tiến ở đâu mà trả cho ngân hàng cả vốn lẫn lãi? Con đường dẫn họ tới vay nóng là chuyện chẳng đặng đừng với hy vọng "trúng mùa, được giá", họ sẽ giải quyết phần nào món nợ vay nóng chết người.

Cho dù trúng hay mất mùa cái món nợ "truyền kiếp" này được họ tiếp tục quay vòng cho đến khi vòng quay đến đỉnh điểm mất khả năng chi trả, thì cái chết vì nợ vây là chuyện phải đến.

Tôi biết có chuyện cũng là nông dân nghèo khó, nhưng họ lại "ló" cái khôn hơn. Thay vì đầu tư trực tiếp vào việc học của con. Họ có kế hoạch hẳn hoi, đầu tư có căn cơ vào cây trồng, vật nuôi.

Với vốn vay đầu tư đúng mục đích họ từng bước phát triển qui mô lớn dần theo từng thời gian đáo hạn và vay tiếp của ngân hàng.

Những chuyện bất cập không ai ngờ tới lại xảy đến với họ. Chương trình cho vay ngành chăn nuôi (heo chẳng hạn) của họ bị ngưng lại; ngân hàng dành vốn ưu tiên cho ngành khác (nuôi tôm chẳng hạn) theo chủ trương phát triển nông thôn của địa phương.

Người nông dân trong trường hợp này cũng phải tạm vay nóng để cứu kế hoạch lâu dài. Nhưng thời gian "sống tạm" của kế hoạch không thể chờ thời gian chủ trương cho vay trở lại của ngân hàng.

Cái kết bất ngờ của người nông dân nghèo biết xoay sở để đổi đời vì thế phải bị nợ vay nóng bủa vây. 

TTO - Vay nhanh, không cần thế chấp, có thể vay mọi lúc mọi nơi, nhận tiền sau vài ngày... Những lời quảng cáo lúc nào cũng có vẻ dễ dàng thuận lợi. Cầm tiền rồi mới bắt đầu nỗi khổ “nợ vây”.

TTO - Vay nhanh, không cần thế chấp, có thể vay mọi lúc mọi nơi, nhận tiền sau vài ngày... Những lời quảng cáo lúc nào cũng có vẻ dễ dàng thuận lợi. Cầm tiền rồi mới bắt đầu nỗi khổ “nợ vây”.


TÚ NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng me tây cổ thụ, điểm check-in nổi tiếng Quảng Ngãi bị lột vỏ do che ruộng lúa

Người dân cho rằng hàng me tây cổ thụ tỏa tán rộng che hết nắng ruộng lúa, giảm năng suất nên đã lột vỏ các nhánh lớn.

Hàng me tây cổ thụ, điểm check-in nổi tiếng Quảng Ngãi bị lột vỏ do che ruộng lúa

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Đình chỉ phòng khám Phượng Đạt sau vụ bị 'bóc phốt' chặt chém bệnh nhân

Ngày 9-7, Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã có quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn đối với Phòng khám đa khoa Phượng Đạt sau vụ bị người nhà bệnh nhân 'bóc phốt' chặt chém trên mạng xã hội.

Đình chỉ phòng khám Phượng Đạt sau vụ bị 'bóc phốt' chặt chém bệnh nhân

Hàng chục xác heo trên kênh cấp nước, cơ quan chức năng vào cuộc

Hơn một tuần qua, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã vớt, tiêu hủy hàng chục xác heo chết thả trôi trên nhiều tuyến kênh cung cấp nước sinh hoạt.

Hàng chục xác heo trên kênh cấp nước, cơ quan chức năng vào cuộc

Ông Lương Kim Sơn làm trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi

Ông Lương Kim Sơn - trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy - được tín nhiệm, bổ nhiệm giữ chức trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi.

Ông Lương Kim Sơn làm trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi

Hơn 1.300 hồ sơ trong 7 ngày, Trung tâm hành chính xã Nhà Bè khởi đầu đầy sôi động

Từ ngày 1-7, Trung tâm phục vụ hành chính công xã Nhà Bè (TP.HCM) chính thức hoạt động. Chỉ trong 7 ngày đầu vận hành, trung tâm đã tiếp nhận tổng cộng 1.321 lượt người dân đến nộp hồ sơ thủ tục hành chính.

Hơn 1.300 hồ sơ trong 7 ngày, Trung tâm hành chính xã Nhà Bè khởi đầu đầy sôi động
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar