17/04/2023 09:10 GMT+7
Trở lại chủ đề

Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo bị chê cửa sổ, chuyên gia nói gì?

Sau màu vôi, dự án bảo tồn biệt thự 49 Trần Hưng Đạo tiếp tục bị dân mạng ‘soi’ cửa sổ. Nhiều người cho rằng cửa sổ sau trùng tu thành ‘vô hồn’, không còn duyên dáng như trước.

Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo bị chê cửa sổ, chuyên gia nói gì? - Ảnh 1.

Cộng đồng mạng "soi" cửa sổ ống thang biệt thự 49 Trần Hưng Đạo trước và sau trùng tu, chê trùng tu phá đi gờ mi cửa sổ thành vô hồn - Ảnh: Nhóm Facebook Kiến trúc sư Việt Nam

Nhưng cũng có những ý kiến chuyên môn cho đó mới chính là nguyên gốc và kêu gọi cộng đồng "bình tĩnh không vội phán xét".

Tuổi Trẻ Online trao đổi với ông Emannuel Cerise - chuyên gia Pháp giúp hỗ trợ chuyên môn cho dự án, đại diện phía chủ đầu tư cùng chuyên gia độc lập để tìm câu trả lời về lựa chọn trùng tu những cửa sổ trên ống cầu thang của biệt thự bỗng nổi tiếng mấy ngày qua này.

Bỏ gờ mi cửa sổ vì khả năng cao không phải chi tiết gốc

Đại diện phía chủ đầu tư dự án bảo tồn biệt thự 49 Trần Hưng Đạo cho biết đó là lựa chọn nhằm cố gắng đưa công trình về nguyên gốc.

Theo vị đại diện, trong quá trình nghiên cứu, thám sát công trình này, khu vực ống thang (ống cầu thang tròn) các chuyên gia nhận thấy phần mi tường (gờ mi) đắp trên cửa sổ phá vỡ gờ phân tầng giữa tầng một và tầng hai, không theo một nguyên tắc kiến trúc nào.

Tiếp nữa, phần mi tường này không có gạch làm cốt, chỉ có vữa đắp. Điều này rất không đúng kỹ thuật xây dựng của phương Tây. 

Theo các chuyên gia, khả năng rất cao là chi tiết này không phải chi tiết gốc của công trình và có thể được thêm vào sau này.

Khu vực ống thang có ba ô cửa sổ, theo hiện trạng trước khi cải tạo ba ô cửa sổ này có hình thức khác nhau, không hợp lý về tính thống nhất trong kiến trúc.

Vậy cửa sổ nào mới là cửa sổ nguyên bản của công trình này?

Các chuyên gia nhận thấy ô cửa sổ trên cùng là phù hợp với phong cách kiến trúc và cũng xây đúng kỹ thuật xây dựng nhất. Giải pháp được lựa chọn là đưa tất cả các ô cửa sổ khu vực ống thang này về cùng một hình thức như cửa sổ trên cùng.

"Quá trình làm bảo tồn sẽ luôn tìm ra những yếu tố mới được thêm vào công trình theo thời gian. Khi đó các nhà chuyên môn phải phân tích một cách khoa học, lập luận để đưa tới quyết định cuối cùng nhằm mục đích bảo tồn đảm bảo tính chân xác của công trình", vị đại diện nói.

Ông Emmanuel Cerise cũng có đánh giá tương tự. Các cửa sổ của ống thang không đồng nhất, cái có gờ viền cái không. Những ô cửa có mi tường phía trên thực sự gây xung đột về bố cục tổng thể.

Ngoài chuyện nó phá vỡ gờ phân tầng, mi tường cửa sổ còn được nối vào gờ phân tầng rất vụng về. Các phần đắp nhô ra bằng bê tông trong khi thời kỳ xây dựng tòa nhà này chưa hề có bê tông.

"Nói tóm lại, chúng tôi quyết định không giữ lại mi tường và phần đắp quanh cửa sổ ở tầng dưới của ống thang vì chúng không hợp lý trong bố cục tổng thể và nhiều khả năng chúng đã được bổ sung trong những giai đoạn về sau chứ không phải vào thời điểm xây dựng ngôi biệt thự", ông Emmanuel nói.

Biệt thự 49 Trần Hưng Đạo bị chê cửa sổ, chuyên gia nói gì? - Ảnh 3.

Dự án bảo tồn biệt thự 49 Trần Hưng Đạo được xác định là dự án bảo tồn mẫu, kết quả hợp tác nhiều năm giữa Hà Nội và các chuyên gia Pháp, nhưng gần đây bị cộng đồng mạng chê nhiều - Ảnh: GIANG NAM

"Cửa sổ từng bị sửa chữa chắp vá"

Kiến trúc sư Trương Ngọc Lân - phó khoa kiến trúc và quy hoạch, Đại học Xây dựng Hà Nội - qua quan sát cũng có đánh giá chuyên môn tương tự. 

"Mi cửa bị sửa lấn một phần vào gờ phân tầng giữa tầng một và tầng hai, rất không tự nhiên, không theo quy luật nào, mất thẩm mỹ, vì nó không tạo ra kết nối ăn khớp với gờ phân tầng làm cho gờ phân tầng bị mất hoàn chỉnh.

Một kiến trúc sư thiết kế không bao giờ làm như vậy. Kiến trúc cổ châu Âu thường tuân thủ các nguyên tắc tạo hình mạch lạc, dứt khoát, không có kiểu dấp dính lửng lơ tủn mủn như vậy.

Thêm nữa, để ý kỹ thì thấy vị trí các cửa sổ đó được kiến trúc sư thiết kế làm cao dần lên theo chiều dốc lên của bậc thang. Theo logic thông thường thì thiết kế này có tác dụng vừa không bị bậc thang cắt qua, vừa tạo ra nhịp điệu theo bậc thang trên mặt đứng. Vậy thì các cửa thường giống nhau.

Cửa sổ bị sửa có lẽ vì trước đây họ đã phá thang đi, biến chỗ đấy thành phòng sinh hoạt nên cần cửa to hơn. Những người sửa chữa đã thêm vào các chi tiết, chắp vá chứ không có cái nhìn tổng thể", ông Lân phân tích.

Ông Lân không đồng tình ý kiến dư luận nói cửa sổ trước trùng tu có gờ mi nhìn duyên dáng hơn, cửa sổ sau trùng tu phá bỏ gờ mi nhìn vô hồn.

Sẽ không sửa màu vôi biệt thự 49 Trần Hưng Đạo

"Chúng tôi sẽ có một chút điều chỉnh nhưng về cơ bản không thay đổi màu vôi của biệt thự 49 Trần Hưng Đạo để tôn trọng gam màu gốc của công trình".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam cảnh đẹp quên lối về

Từ tháng 3 năm nay, mạng xã hội quen với hình ảnh bộ ba Bình Bông Bụp, một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi, rong ruổi khắp các tỉnh thành Việt Nam cùng hai chú chó Golden Retriever dễ thương.

Bình Bông Bụp cùng hai 'bạn' chó rong ruổi khắp Việt Nam  cảnh đẹp quên lối về

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Tri thức dân gian về bún bò Huế vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Bún bò Huế được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Theo TS Bùi Trân Phượng, Truyện Kiều không chỉ là tác phẩm văn học đơn thuần mà còn là một bản đồ văn hóa, ngôn ngữ, tâm hồn của người Việt. Đã là người Việt mà không hiểu rõ ý nghĩa của Truyện Kiều là đáng tiếc.

150 năm Kim Vân Kiều muôn mặt: Truyện Kiều là bản đồ văn hóa, ngôn ngữ và tâm hồn

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau

Năm 2025 là năm thứ tư đội tình nguyện viên nghệ sĩ TP.HCM tổ chức chương trình Vì nụ cười trẻ thơ, mang đến nụ cười cho các em nhỏ, người dân có hoàn cảnh khó khăn ở vùng sâu vùng xa.

Hơn 50 nghệ sĩ TP.HCM sẽ lắp đèn năng lượng mặt trời ở Cà Mau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar