27/10/2020 09:32 GMT+7

Biến tranh thành... thuyền cứu hộ

MAI THỤY
MAI THỤY

TTO - Nhiều họa sĩ đang chọn cách biến những bức tranh thành áo phao và thuyền cứu hộ để hỗ trợ người vùng lũ.

rao trang anh 12 5(read-only)

Một trong 13 bức tranh chân dung vẽ các liệt sĩ đã hi sinh ở thủy điện Rào Trăng 3 của họa sĩ Hoàng Điệp

Có lẽ ít khi nào họa sĩ Ngô Trần Vũ có cảm giác bận bịu lẫn sôi nổi như lúc này. Chương trình "Thuyền cứu hộ và áo phao cho vùng lũ" do anh khởi xướng đã thu về được hơn 600 triệu đồng chỉ sau 5 ngày kêu gọi. Và phần lớn số tiền đều đến từ những họa sĩ có hoàn cảnh khó khăn.

Bán tranh để mua thuyền và áo phao

Họa sĩ Ngô Trần Vũ chia sẻ anh quyết định gây quỹ khi biết tin nhiều người dân vùng lũ phải lên mạng kêu cứu khi lũ đã kéo đến trước nhà, mạng sống của họ đang bị đe dọa bởi mực nước ngày càng cao chứ chưa phải vì thiếu thốn lương thực hay áo ấm.

Giới họa sĩ trên cả nước đã cùng hưởng ứng chương trình bán tranh để mua thuyền và áo phao cho người dân. 

"Tôi rất xúc động khi biết nhiều họa sĩ cũng đang gặp khó khăn trong cuộc sống nhưng tấm lòng của họ lại hướng về bà con vùng lũ. Tôi đã nhận những bức tranh rất đẹp. Một số nhà sưu tập sẵn sàng gửi bán tranh của những danh họa Bửu Chỉ, Hồ Hữu Thủ dù đây là những tác phẩm có giá trị lớn trên thị trường" - họa sĩ Ngô Trần Vũ nhận định.

Các câu lạc bộ, họa sĩ đã cùng anh mở rộng lời kêu gọi quyên góp. Nhóm họa sĩ màu nước Vietnam Watercolor Art vừa tổ chức xong triển lãm tại Cần Thơ và gửi đến quỹ 50 triệu. Trên các trang fanpage All about Art and Artist, Sàn đấu giá online… giới họa sĩ liên tiếp gửi tranh để đấu giá gây quỹ.

Tính đến nay, chương trình "Thuyền cứu hộ và áo phao cho vùng lũ" đã mua 3.000 áo phao, 20 chiếc thuyền và gửi đến tỉnh đoàn để phân bổ về những địa phương vùng lũ. Theo anh Ngô Trần Vũ, hiện nay anh vẫn đang đẩy mạnh quyên góp để chuẩn bị hỗ trợ người dân trong tình huống những cơn bão sắp đổ bộ và gây hậu quả nặng nề.

Vẽ tranh 13 liệt sĩ ở Rào Trăng 3

Có họa sĩ bước đến xoa dịu nỗi đau của người đã khuất. Sáng 26-10, họa sĩ Hoàng Điệp vội làm thủ tục để đáp chuyến bay đến Huế. Ông mang theo bên mình 13 bức tranh chân dung của 13 liệt sĩ đã hi sinh ở thủy điện Rào Trăng 3.

Câu chuyện về những cán bộ ra đi trong lúc cứu nạn đã đeo bám họa sĩ Hoàng Điệp suốt một khoảng thời gian. Cho đến khi không thể cất giữ những cảm xúc trong lòng, ông quyết định phác họa chân dung của họ. 

"Tôi muốn dành 13 bức tranh này cho người thân của các liệt sĩ để an ủi nỗi mất mát của gia đình và để mọi người vẫn nhớ mãi về hình bóng của họ. Cuộc sống vốn dĩ không có phép mầu nào để làm một người sống trở lại, nhưng chúng ta luôn có cách để ghi nhớ trong tâm trí sự hi sinh lớn lao của những anh hùng" - họa sĩ Hoàng Điệp tâm sự.

13 bức tranh của họa sĩ Hoàng Điệp được làm bằng chất liệu tranh khắc, mạ vàng với kinh phí 5 triệu đồng/bức. Ông sẽ trao toàn bộ tranh cho Ban Chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế để gửi về tận tay từng gia đình. Họa sĩ Hoàng Điệp cho biết ông đang vận động kinh phí thực hiện 22 bức chân dung cán bộ, chiến sĩ hi sinh trong vụ sạt lở ở tỉnh Quảng Trị.

Thủy Tiên lên tranh

tranh thuy tien 26

Bức tranh “Nàng tiên giữa bão lũ” của họa sĩ Vi Quốc Hiệp

Hôm 25-10, họa sĩ Vi Quốc Hiệp công bố bức tranh "Nàng tiên giữa bão lũ". Ông tặng bức tranh cho nhà văn Như Bình và một tờ báo để tổ chức đấu giá. Số tiền thu về sẽ được quyên góp ủng hộ người dân miền Trung.

Bức tranh có kích thước 1mx80cm. Tranh lấy ca sĩ Thủy Tiên làm trung tâm, với mái tóc dài bay trong gió, đang lội nước đi cứu trợ. Xung quanh là những người cộng sự trong đoàn cứu trợ và những người dân vùng lũ.

Họa sĩ Vi Quốc Hiệp chia sẻ với Tuổi Trẻ: "Là công dân Việt Nam, chứng kiến cảnh đồng bào gặp thiên tai hoạn nạn, ai cũng có một cách riêng để thể hiện sự ủng hộ. Ngoài việc đóng góp một khoản tiền ủng hộ nhỏ bé, tôi có suy nghĩ tại sao không tận dụng nghề nghiệp họa sĩ của mình để tạo nên một tác phẩm ý nghĩa".

Khi tìm chủ đề vẽ, họa sĩ Vi Quốc Hiệp chọn Thủy Tiên vì cô là nhân vật nổi tiếng có hoạt động cứu trợ nổi bật nhất trong đợt lũ lụt vừa qua. Hiện tại, bức tranh "Nàng tiên giữa bão lũ" được một người trả giá 20 triệu đồng. Tranh sẽ tiếp tục nhận đấu giá đến ngày 28-10.

MI LY

Nghệ sĩ hướng về 'khúc ruột miền Trung'

TTO - Từ ngày 13-10 đến nay, hàng chục nghệ sĩ đứng ra quyên góp tiền của hoặc bỏ tiền túi thực hiện cứu trợ miền Trung. Các sân khấu kịch và ca nhạc cũng đang tổ chức nhiều đêm diễn để tiếp sức cho đồng bào trước thiên tai.

MAI THỤY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Nghệ sĩ Trinh Trinh vừa đăng trên trang cá nhân tiết mục dự thi của con trai cô, cháu Gia Khánh, thể hiện nhân vật Lý Thường Kiệt. Đây là nhân vật mà nghệ sĩ Kim Tử Long cũng mới vừa thể hiện dịp đại lễ 30-4.

Con trai Kim Tử Long đóng Lý Thường Kiệt, nối tiếp vai diễn của ông ngoại và cha

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP.HCM tổ chức lễ tưởng niệm 62 năm Bồ tát Thích Quảng Đức vị pháp thiêu thân, tại Việt Nam Quốc Tự.

Kêu gọi tăng ni, phật tử tình nguyện trực bảo vệ xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Triển lãm ‘Rạng rỡ tên Người’ tại báo Nhân Dân (71 Hàng Trống, Hà Nội) đang giới thiệu tới người xem những bức ảnh cảm động về Bác Hồ và cả những bài báo Bác viết canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt’.

Bác Hồ, những hình ảnh đẹp và những bài báo cuối cùng canh cánh nỗi niềm ‘vì miền Nam ruột thịt'

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Dự thảo Luật Báo chí sửa đổi đề xuất nghiêm cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin, bài như cơ quan báo chí.

Đề xuất cấm trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội tự sản xuất và phát tin bài như báo chí

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

Diễn viên Cường Phạm mất ngày 15-5, hưởng dương 31 tuổi, sau một thời gian điều trị bệnh tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới. Cường Phạm là một nghệ sĩ lô tô được nhiều người yêu mến.

Nghệ sĩ lô tô Cường Phạm qua đời ở tuổi 31, gia cảnh vô cùng khó khăn

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp

Thông cáo của World Press Photo cho biết tổ chức này quyết định tạm ngưng xác nhận tác giả ảnh Em bé napalm vì không có bằng chứng khẳng định ông Nick Út là người chụp bức ảnh này.

World Press Photo tuyên bố Em bé napalm có khả năng không phải do Nick Út chụp
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar