27/05/2025 19:49 GMT+7

Biến thể mới COVID-19: Khuyến cáo về mua và sử dụng thuốc

Ca mắc COVID-19 đang có dấu hiệu nhích nhẹ tại một số địa phương. Nhiều người dân, đặc biệt người có bệnh nền, trẻ em không biết có cần tiêm vắc xin hay mua thuốc dự phòng?

COVID-19 - Ảnh 1.

Người dân được cấp thuốc hạ sốt, giảm đau tại nhà thời điểm COVID-19 bùng phát năm 2021 - Ảnh: HÀ QUÂN

Biến thể mới có nguy hiểm?

Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay Việt Nam đã ghi nhận 641 ca COVID-19 mắc rải rác tại 39 tỉnh, thành, không có ca tử vong. Đáng chú ý, 3 tuần gần đây số ca có xu hướng tăng nhẹ.

Kết quả giải trình tự gene cho thấy biến thể mới NB.1.8.1 chiếm đa số mẫu bệnh phẩm tại TP.HCM, đặc biệt là các ca nhập viện trong tuần thứ ba của tháng 5. Tính đến giữa tháng 5-2025, biến thể mới NB.1.8.1 đã xuất hiện tại 23 quốc gia, bao gồm cả Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore… và đang chiếm gần 11% các ca giải trình tự gene toàn cầu.

Việc biến thể COVID-19 mới xuất hiện cũng khiến không ít người dân lo lắng. Tuy nhiên WHO và Bộ Y tế cho hay biến thể mới không làm tăng nguy cơ sức khỏe cộng đồng so với các biến thể trước đó, và chưa có dấu hiệu gây triệu chứng nặng hơn.

Đã có 11 loại thuốc Molnupiravir được cấp giấy đăng ký

Dù vậy, nhiều người dân vẫn băn khoăn có cần tiêm vắc xin hay dự phòng thuốc điều trị trong giai đoạn này.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo Cục Quản lý dược cho hay hiện nay đã có 11 loại thuốc chứa hoạt chất Molnupiravir được cấp giấy đăng ký thuốc, nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam. Với thuốc sử dụng trong điều trị COVID-19, Cục Quản lý dược khuyến cáo người dân chỉ sử dụng thuốc khi được bác sĩ kê đơn.

Đồng thời mua thuốc tại nơi uy tín, chỉ mua thuốc ở các nhà thuốc, quầy thuốc được cấp phép, có uy tín và địa chỉ rõ ràng. Không mua từ nguồn không rõ ràng như qua các trang mạng xã hội, livestream... Yêu cầu hóa đơn và chứng từ khi mua thuốc, yêu cầu hóa đơn mua hàng để đảm bảo nguồn gốc. Hóa đơn cũng là cơ sở để khiếu nại nếu phát hiện thuốc giả.

Theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế, thuốc Molnupiravir chỉ được chỉ định cho người từ 18 tuổi trở lên, mắc COVID-19 mức độ nhẹ hoặc vừa, có nguy cơ chuyển sang thể nặng.

Với những người test nhanh dương tính, triệu chứng nhẹ và không thuộc nhóm nguy cơ, có thể cách ly và điều trị tại nhà, theo dõi sát sao sức khỏe, nghỉ ngơi, uống đủ nước, dùng thuốc hạ sốt nếu cần. Nếu có các dấu hiệu như sốt cao không hạ, khó thở, đau tức ngực, SpO₂ giảm… cần đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Nhiều người cho rằng khi mắc COVID-19 sẽ cần tuân thủ cách ly để tránh lây lan cộng đồng, nên có thể mua thuốc điều trị bằng hình thức trực tuyến hoặc dược sĩ nhà thuốc tư vấn.

Tuy nhiên theo hướng dẫn của Bộ Y tế, hiện nay COVID-19 đã không còn như trong giai đoạn đại dịch, nên nếu người bệnh thuộc nhóm nguy cơ và có triệu chứng, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được khám và kê đơn chính thức, tránh tự ý điều trị tại nhà.

Tăng cường phòng ngừa các bệnh liên quan đến đường hô hấp

Cũng trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một chuyên gia trong lĩnh vực y tế dự phòng cho hay mặc dù biến thể mới xuất hiện nhưng chưa ghi nhận số ca nhập viện tăng cao và chưa ghi nhận ca tử vong. Vì vậy các cơ quan chuyên môn sẽ xem xét các yếu tố, điều kiện phù hợp để đưa ra các khuyến cáo về việc tiêm vắc xin.

"Hiện nay, chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh như đeo khẩu trang, tránh tụ tập đông người, tăng cường sức đề kháng và khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở, cần đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra", chuyên gia này khuyến cáo.

Về thuốc kháng vi rút điều trị COVD-19, bác sĩ Thân Mạnh Hùng, phó trưởng khoa cấp cứu Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, cho biết hiện nay đa số người nhiễm COVID-19 chỉ có triệu chứng nhẹ và tự khỏi sau vài ngày.

Đa số trường hợp bệnh nhân được điều trị hiệu quả với các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, xịt họng,… thông thường. Không cần điều trị bằng thuốc kháng vi rút cũng có thể khỏi bệnh sau 5-7 ngày. Người dân có thể chuẩn bị những loại thuốc này tại nhà.

Việc dùng thuốc kháng vi rút chỉ áp dụng với những nhóm đối tượng có nguy cơ chuyển nặng, như người cao tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch hoặc phụ nữ có thai. Hiện nay các bệnh viện cũng đã chuẩn bị vật tư, thuốc điều trị. 

Khi có biểu hiện nặng, người dân có thể đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp. Người dân tuyệt đối không tự ý sử dụng, dự phòng điều trị bằng thuốc kháng vi rút.

Ông Hà Anh Đức - cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) - khẳng định người dân không được tự mua thuốc kháng vi rút như Molnupiravir để điều trị COVID-19. Đây là nhóm thuốc kê đơn, chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

"Hiện COVID-19 đã được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm B, việc điều trị phải tuân theo quy định hiện hành về thu dung cũng như điều trị", ông Đức khuyến cáo.

Biến thể COVID-19 NB.1.8.1 bùng phát tại Mỹ

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), biến thể mới của COVID-19 mang tên NB.1.8.1 đã bắt đầu xuất hiện tại nhiều bang ở Mỹ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Viên sỏi 'khủng' bằng nắm tay trong bàng quang bệnh nhân 36 tuổi

Sau hàng chục năm phát triển, viên sỏi ở bàng quang bệnh nhân nữ ở phường Pleiku (Gia Lai) phát triển đến kích thước hơn 10cm, gần như chiếm trọn cả bàng quang.

Viên sỏi 'khủng' bằng nắm tay trong bàng quang bệnh nhân 36 tuổi

Công an điều tra bệnh viện lập khống 20 hồ sơ bệnh án, đề nghị bảo hiểm rà soát

Công an tỉnh Thanh Hóa xác định, trong bốn năm, Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hóa (nay là Bệnh viện Đa khoa Hạc Thành) đã lập khống 20 hồ sơ bệnh án tại các khoa, phòng khác nhau.

Công an điều tra bệnh viện lập khống 20 hồ sơ bệnh án, đề nghị bảo hiểm rà soát

Huế kêu gọi người dân sử dụng thịt heo đúng cách, không nên quá lo

Chỉ trong 1 tháng, TP Huế liên tiếp ghi nhận hàng chục ca mắc liên cầu lợn, trong đó có nhiều ca bệnh nặng xin đưa về nhà và 1 ca tử vong. Từ đầu năm nay, Huế ghi nhận 38 ca mắc liên cầu lợn.

Huế kêu gọi người dân sử dụng thịt heo đúng cách, không nên quá lo

Phẫu thuật lấy búi tóc nặng nửa ký khỏi dạ dày bệnh nhi 5 tuổi

Bé trai 5 tuổi ở xã Liên Hương (tỉnh Lâm Đồng) nhập Bệnh viện Đa khoa Ninh Thuận (tỉnh Khánh Hòa) trong tình trạng đau bụng, nôn ói và suy kiệt. Các bác sĩ đã phẫu thuật và gắp thành công búi tóc nặng nửa ký từ dạ dày bé.

Phẫu thuật lấy búi tóc nặng nửa ký khỏi dạ dày bệnh nhi 5 tuổi

Nhiều lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Ông Đ.H.B. (62 tuổi, làm nghề lái xe, trú tại Bắc Ninh) từng nhiều lần bị chó cắn, lần gần nhất cách đây gần ba tháng. Khi đó ông bị chó nhà hàng xóm cắn vào mặt ngoài cẳng chân phải, nhưng không tới cơ sở y tế để xử lý hay tiêm phòng dại.

Nhiều lần bị chó cắn nhưng không tiêm phòng, nam tài xế nguy kịch vì bệnh dại

Xác minh thông tin bánh mì của một thương hiệu lớn ở Đà Nẵng có dòi bò lúc nhúc

Một du khách phản ánh trên mạng xã hội thông tin bánh mì của một thương hiệu lớn ở Đà Nẵng có dòi bò lúc nhúc, ngay lập tức chính quyền đã kiểm tra, xác minh.

Xác minh thông tin bánh mì của một thương hiệu lớn ở Đà Nẵng có dòi bò lúc nhúc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar