23/04/2019 10:57 GMT+7

Biến phòng đọc sách thành phòng... tư vấn tâm lý học đường

MINH TÂM
MINH TÂM

TTO - Theo cô Trần Huỳnh Nhị - giáo viên môn văn Trường THPT Nguyễn Thông, TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, sách có vai trò rất quan trọng đối với việc phát triển nhân cách, đồng thời cung cấp cả kho tàng kiến thức cho học sinh của mình.

Biến phòng đọc sách thành phòng... tư vấn tâm lý học đường - Ảnh 1.

Cô Trần Huỳnh Nhị (thứ ba từ phải) cùng học sinh CLB Sách - Ảnh: M.T

Nhiều năm đứng trên bục giảng, cô Nhị nhận thấy rất nhiều bạn trẻ thờ ơ với sách, trong khi sách là nhân tố bồi dưỡng tâm hồn, giúp người ta yêu thương, sống tử tế hơn cũng như rèn những kỹ năng mềm khác.

Những buổi giao lưu với các nhà thơ cũng như các chương trình sinh hoạt của CLB Sách đã giúp chúng mình tăng sự tự tin, khả năng giao tiếp, thuyết trình, kể cả hùng biện trước đám đông.

TRIỆU THÀNH ĐẠT (học sinh lớp 12)


"Kéo" học sinh đến với sách

Khi được ban giám hiệu trường ủng hộ, cô Nhị đã thành lập Câu lạc bộ Sách đặt tại phòng truyền thống của trường. Những ngày đầu, chỉ lưa thưa vài học sinh đến đọc. Cô liền nghĩ ra nhiều hoạt động như giới thiệu sách dưới cờ, kích thích sự tò mò, hiếu kỳ khiến các em tìm đến đọc. 

Cô còn tổ chức những cuộc thi như viết về quyển sách em yêu, viết về đội tuyển bóng đá...

Đồng thời, cô cho CLB Sách sinh hoạt định kỳ mỗi tháng/lần với các chủ đề thiết thực và nóng tính thời sự: Thanh niên với những vấn đề xã hội, Khởi hành cùng du học và tư duy phản biện... 

Mỗi tháng, cô mời các nhà văn, nhà tâm lý, nhà giáo để giao lưu, thảo luận tác phẩm văn học và hướng nghiệp giúp học sinh có cơ hội giao tiếp, tăng khả năng tư duy hùng biện... "Bởi đây là những kỹ năng rất cần thiết cho các em về sau" - cô Nhị nói.

Những học sinh nào hay nghịch phá, cô nhờ giáo viên chủ nhiệm mời các bạn đến phòng đọc. Tại đây, cô nhỏ nhẹ chuyện trò để xem quyển sách nào phù hợp với hoàn cảnh, tâm trạng, rồi cô nói bạn đọc một chương, tóm tắt nội dung, đưa ra những nhận xét và rút bài học kinh nghiệm cho bản thân. 

Cách làm ấy đã giúp cô trò gần nhau hơn, dần dà học sinh đến phòng đọc thường xuyên hơn, từ khiên cưỡng chuyển sang tự giác rồi say mê, thích thú lúc nào không hay.

"Và tư duy các em cũng thay đổi, không còn quậy phá cũng như vô cớ gây phiền toái cho bạn bè, thầy cô nữa, mà trái lại biết đặt ra kế hoạch, mục tiêu cho đời mình" - cô Nhị chia sẻ.

Cũng từ đó, cô dùng sách để tư vấn tâm lý cho các học sinh bị áp lực trong học hành, thi cử, buồn phiền chuyện gia đình, giúp học trò vượt qua những sang chấn tâm lý, bình tâm trở lại và có thái độ lạc quan đối với cuộc sống.

Cô tâm sự: "Trước hết mình tâm sự, tìm hiểu để trở thành bạn của các em. Sau đó mới đưa sách cho các em xem. Nếu em đó bị thất bại trong học tập, mình sẽ cho em đọc quyển Không gục ngã, Phải biết thất bại, kèm theo lời khuyên, động viên em ấy biết đứng lên. Nếu buồn chuyện gia đình thì mình tư vấn đọc những quyển sách về tâm lý học".

Cứ vậy, phòng đọc sách trở thành phòng tư vấn tâm lý học đường, giúp học sinh giải quyết những khó khăn trong học tập và cuộc sống.

Vẽ tranh mua sách

Để sách của CLB ngày càng đa dạng, phong phú, cô Nhị vẽ tranh, viết thư pháp bán với giá 70.000 - 700.000 đồng/bức để lấy tiền mua sách. Khách hàng của cô đủ cả: giáo viên, bác sĩ, kỹ sư và không chỉ trong tỉnh Vĩnh Long mà còn ở ngoài tỉnh như Tiền Giang, Đồng Tháp, TP Cần Thơ. 

Ngoài việc mua ủng hộ việc làm đầy ý nghĩa của cô, khách hàng còn thích cách cô làm thơ có tên từng thành viên trong gia đình, hoặc bạn bè theo yêu cầu, mang ý nghĩa an lành và hạnh phúc.

Vài tháng, cô Nhị dùng tiền có được từ bán tranh lên TP.HCM mua sách. Mỗi khi có sách mới, cô giới thiệu dưới cờ để học sinh đến đọc, rồi lại miệt mài vẽ để có kinh phí mua sách tiếp. 

Nhiều học trò yêu thích hội họa nhờ cô chỉ dạy vẽ rồi tự tay vẽ tranh, viết thư pháp, hoặc làm sản phẩm thủ công hand-made bán trên mạng, hay tổ chức những buổi văn nghệ trong các dịp lễ ở trường, cũng như thu gom phế liệu, làm rau câu, bánh lá dừa, bán lấy tiền gây quỹ mua sách bổ sung cho CLB.

Cứ vậy, tình yêu sách của cô đã lan tỏa sang học sinh giúp các học sinh của cô Nhị chững chạc hơn trong suy nghĩ và biết sống vì người khác.

Viết văn tốt hơn lên

Sau gần hai năm hoạt động, CLB Sách đã có trên 2.000 quyển sách với đa dạng các thể loại. Ở phòng đọc, không có người trực, cô trò tự giác, ai mượn về nhà thì tự ghi tên vào sổ nhật ký sách. Và muốn mượn bao nhiêu quyển, đọc bao lâu trả cũng được.

Cô Nhị hoan hỉ: "Các em rất ý thức, ai cũng giữ im lặng chung nên tuy phòng đọc khá đông nhưng không khí rất yên tĩnh. Và khi mượn về nhà đọc, các em đều trả đầy đủ nên hầu như sách của CLB không mất quyển nào".

Nhiều học sinh chia sẻ từ khi tham gia CLB Sách, khả năng diễn đạt, viết văn tăng lên rõ rệt nên kết quả học môn văn cũng tốt hơn.

Nguyễn Đặng Thanh Trúc, lớp 12, cười tươi: "Nhờ đọc sách CLB mà vốn từ ngữ, độ tập trung, kỹ năng tư duy, phân tích của mình được nâng lên rất nhiều. Ngoài ra, mỗi cuốn sách đều chứa đựng nguồn kiến thức súc tích, tinh hoa văn hóa của nhân loại và những bài học quý giá cho mình".

TTO - Thói quen, tất nhiên, không thể xây dựng trong một ngày, nhưng nếu không bắt đầu thì sẽ không bao giờ hình thành. Muốn con cái đọc sách, trước hết các bậc cha mẹ hãy tự mình cầm sách lên và đọc đã.

MINH TÂM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các bậc cha mẹ hiện đại là biết chấp nhận để con sai và học từ thất bại.

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Ngày 5-7, người dân thủ đô Paris đã đổ xô xuống tắm trong sông Seine khi chính quyền lần đầu tiên cho công chúng bơi tại đây kể từ năm 1923.

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Sau khi nhận bằng khen và tiền thưởng từ UBND tỉnh Gia Lai và báo Tuổi Trẻ, anh Trần Văn Nghĩa đã trích một phần đến làng Bôn Jứ, xã Ia Tul, thăm và trao tặng ba em nhỏ trong vụ việc.

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Doanh nghiệp nước ngoài kỳ vọng vào một thế hệ lao động Việt Nam vừa thạo công nghệ như AI, vừa có tư duy phản biện mạnh mẽ, để làm chủ chuỗi giá trị mới đang hình thành.

Trường dạy gì để sinh viên đáp ứng kỳ vọng của doanh nghiệp ngoại?

Người bơi ra giữa sông tiết lộ lý do em nhỏ thứ 3 không được cứu bằng drone

Trong nhóm 3 đứa trẻ chăn bò bị kẹt lũ giữa sông Ba, có 2 em được cứu bằng drone, còn em thứ 3 vì sao phải chờ xuồng ứng cứu?

Người bơi ra giữa sông tiết lộ lý do em nhỏ thứ 3 không được cứu bằng drone
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar