05/06/2015 09:42 GMT+7

Biển Đông trên nghị trường Quốc hội

LÊ KIÊN thực hiện
LÊ KIÊN thực hiện

TT - 16g chiều nay (5-6), Quốc hội sẽ có phiên họp kín để nghe Chính phủ báo cáo về tình hình biển Đông.

Đại biểu Dương Trung Quốc: lần trước với sự kiện giàn khoan Quốc hội đã có tuyên bố thì lần này phải có thái độ gì đó hơn cả tuyên bố lần trước - Ảnh: Việt Dũng

Trước đó ngày 1-6, đại biểu Dương Trung Quốc đã gửi thư tới Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Quốc hội có phản ứng chính thức trước việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Tuổi Trẻ đã trao đổi với ông Dương Trung Quốc xung quanh kiến nghị này.

* Xin ông cho biết mong muốn của cá nhân khi gửi thư kiến nghị tới Chủ tịch Quốc hội?

- Ngay tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 9 của Quốc hội, đại biểu Nguyễn Anh Sơn (Nam Định) đã nêu vấn đề là tại sao Quốc hội lại không bàn gì về tình hình ở biển Đông giữa lúc dư luận xã hội đang bức xúc như vậy. Đề nghị của đại biểu Sơn được Chủ tịch Quốc hội chấp nhận đưa vào chương trình.

Với cá nhân tôi, nhìn dưới góc độ lịch sử thì việc Trung Quốc bồi đắp, xây dựng, mở rộng các đảo nhân tạo tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam là vô cùng nghiêm trọng nếu so với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981 cách nay hơn một năm.

Bởi vì giàn khoan đưa vào rồi phải rút ra, còn việc xây đảo là việc họ đóng đinh lâu dài ở đó. Và khi xây đảo, người ta đã đề cập đến rất nhiều cảnh báo như Trung Quốc có thể thiết lập vùng nhận dạng phòng không, rồi quân sự hóa khu vực này...

Một logic rất đơn giản, lần trước với sự kiện giàn khoan Quốc hội đã có tuyên bố thì lần này phải có thái độ gì đó hơn cả tuyên bố lần trước.

Nếu Quốc hội coi việc này nhỏ nên không bàn thì tôi rất băn khoăn, bởi vì việc này nghiêm trọng hơn và thời gian qua nhiều quốc gia khác cũng cảm thấy bị đe dọa, vậy chúng ta phải có tiếng nói đúng với mức độ của nó.

Tôi cũng biết thời gian vừa qua Đảng cũng tiến hành các hoạt động đối ngoại, Chính phủ đã tiến hành nhiều việc làm và biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền, vì vậy Quốc hội là cơ quan đại diện cho nhân dân cũng cần phải có tiếng nói chính thức hợp với nguyện vọng của dân.

Tôi là người làm sử, tôi xem lại biên niên sử thì thấy thời chống Mỹ, Quốc hội nước ta phản ứng rất kịp thời, gần như là nơi lên tiếng sớm nhất, bởi Quốc hội là nơi phản ánh tiếng nói của nhân dân và đây là kênh ngoại giao rất quan trọng.

* Theo lịch trình, Quốc hội chỉ có một giờ cuối buổi chiều hôm nay để nghe Chính phủ báo cáo chứ không thảo luận, ông chờ đợi gì ở báo cáo của Chính phủ?

- Không bố trí chương trình thảo luận mà lại họp kín. Tôi cũng chờ đợi xem Chính phủ báo cáo tình hình có gì mới, có gì để cho mình yên tâm hơn. Nhưng cái tôi chờ đợi ở đây là Quốc hội có thái độ như thế nào, quan trọng nhất là sau báo cáo của Chính phủ thì Quốc hội phải làm gì, liệu Quốc hội có im lặng không?

* Trả lời câu hỏi của phóng viên Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Hạnh Phúc - người phát ngôn của Quốc hội - cho rằng thư của đại biểu Dương Trung Quốc gửi Chủ tịch Quốc hội là thư riêng nên ông không nắm được và Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng chưa xem xét vấn đề này. Tại sao ông không gửi thư kiến nghị lên Ủy ban Thường vụ hoặc một trong các ủy ban của Quốc hội?

- Đây là thư của một đại biểu gửi Chủ tịch Quốc hội để đề nghị một vấn đề, vậy thì Chủ tịch Quốc hội cần trả lời. Đến nay tôi chưa nhận được phản hồi.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa - Ảnh: Việt Dũng

* Đại biểu TRƯƠNG TRỌNG NGHĨA (TP.HCM):

Nên dành thời gian để đại biểu thảo luận về biển Đông

Tôi đồng ý với đại biểu Dương Trung Quốc, đại biểu Nguyễn Anh Sơn và nhiều đại biểu khác có đề nghị việc Quốc hội phải dành thời gian để đại biểu được thảo luận, bày tỏ ý kiến về vấn đề biển Đông tại hội trường sau khi nghe báo cáo.

Đây là điều cần thiết vì từ đó Quốc hội nghe được chính kiến và góp ý của đại diện cử tri đối với một vấn đề nóng bỏng.

Riêng về việc Quốc hội sẽ họp riêng hay họp công khai tôi cho rằng nên cân nhắc. Việc Quốc hội nghe báo cáo về vấn đề biển Đông là hoạt động bảo vệ chủ quyền đất nước. Và không phải chi tiết nào cũng công khai được, sẽ có những nội dung, thông tin cần được đảm bảo bí mật để phục vụ công tác bảo vệ chủ quyền.

VIỄN SỰ ghi

Đại biểu Nguyễn Văn Rinh - Ảnh: Việt Dũng

* Thượng tướng NGUYỄN VĂN RINH (nguyên thứ trưởng Bộ Quốc phòng):

Quốc hội nghe báo cáo không phải để “bỏ túi”

Chiều nay (5-6), Quốc hội sẽ họp kín để nghe báo cáo về tình hình biển Đông. Đây là vấn đề nhân dân cả nước đang quan tâm.

Đặc biệt đối với việc Trung Quốc đã có những hành động vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) khi đẩy mạnh mở rộng xây dựng các bãi đá ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Cũng như đồng bào cử tri, tôi hết sức quan tâm đến điểm nóng này. Trung Quốc dùng vũ lực quân sự chiếm đảo của chúng ta, họ san lấp và cải tạo, họ nói hành vi của họ là hợp pháp và vì mục đích dân sự, hòa bình, nhưng thực tế họ xây dựng các căn cứ quân sự một cách trái phép, làm sân bay, đưa vũ khí ra...

Chính vì vậy, chúng tôi chờ đợi báo cáo của Chính phủ để có thêm các thông tin về diễn biến ở biển Đông, mà cụ thể là thông tin xung quanh các diễn biến nêu trên.

Trung Quốc cũng nói rằng họ có quyền thực hiện những việc đó. Đại biểu Quốc hội muốn biết quan điểm của Chính phủ đối với vấn đề đó như thế nào. Họ cứ tuyên bố như vậy, vài năm nữa họ cứ lấn tới và nói quyền của họ thì sao? Chúng tôi hết sức quan tâm đến giải pháp của Chính phủ đối với vấn đề này, xử lý ra sao?

Chính phủ đã nhiều lần nêu rõ giải quyết vấn đề biển Đông bằng biện pháp hòa bình. Nhưng biện pháp hòa bình được thực hiện cụ thể như thế nào?

Hiện nay có nhiều nước quan tâm đến vấn đề biển Đông, có một số hành động và phát ngôn liên quan, ví dụ như Mỹ. Đó có phải là điểm tương đồng với quan điểm của Việt Nam hay không? Tôi nghĩ rằng đây cũng là những vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm.

Hiện nay có một số ý kiến đề nghị Quốc hội nên bày tỏ thái độ, có thể là bằng một nghị quyết hay tuyên bố. Tôi nghĩ rằng trước hết phải chờ Chính phủ báo cáo, trên cơ sở báo cáo đó để có quyết định tiếp theo một cách phù hợp.

Vấn đề quan trọng hiện nay theo tôi là Quốc hội cần giao cho Chính phủ thông tin rộng rãi trong nước, quốc tế. Sau khi Quốc hội nghe Chính phủ báo cáo, Quốc hội phải công khai những thông tin đó chứ không phải Quốc hội nghe rồi để vào trong túi của Quốc hội.

Họp kín là để phân tích thông tin đó đến mức như thế nào. Khi đã nghe rồi thì phải công khai trước nhân dân, người dân hỏi thì phải trả lời.

V.V.THÀNH ghi

LÊ KIÊN thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

TTO -  Về việc phóng viên được “mời” ra khỏi hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, ông Trần Hồng Hà, bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường khẳng định lãnh đạo bộ không chủ trương ngăn báo chí tham dự.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà: 'Không chủ trương ngăn báo chí dự sơ kết'

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

TTO - Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chỉ đạo: kể từ phiên họp thứ 12 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (ngày 11-7), phóng viên chỉ được dự 5 phút đầu, cuối cuộc họp sẽ ra thông cáo báo chí. Liệu chỉ đạo này có phù hợp?

Chỉ đạo báo chí không họp Thường vụ Quốc hội liệu có phù hợp?

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

TTO - Sáng 27-6, chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã có buổi tiếp xúc với 200 cử tri phương Hưng Phú, quận Cái Răng, TP Cần Thơ.

Chưa có kết luận vụ bổ nhiệm tại Ban chỉ đạo Tây Nam bộ

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

TTO - Những người thuộc 14 nhóm này sẽ trợ giúp pháp lý mà không phải trả tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác.

14 nhóm người được trợ giúp pháp lý miễn phí

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

TTO - Bảo hiểm y tế (BHYT) làm khó dân là một nội dung khá “nóng”được đặt ra trên bàn nghị sự Quốc hội tuần qua. Có hay không vấn đề này?

Có hay không, BHYT làm khó người bệnh?

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà

TTO - Đó là khẳng định của Phó thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình khi trả lời chất vấn ngày 15-6.

Tăng kiểm tra chống bổ nhiệm người nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar