15/07/2019 09:31 GMT+7
Trở lại chủ đề

Biển Đông 3 năm sau phán quyết The Hague

NHẬT ĐĂNG
NHẬT ĐĂNG

TTO - Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan) đã bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông. Nhưng Bắc Kinh đã ngó lơ…

Biển Đông 3 năm sau phán quyết The Hague - Ảnh 1.

Trung Quốc vẫn duy trì các hoạt động phi pháp trên biển Đông - Ảnh: AFP

12-7 là ngày kỷ niệm 3 năm từ lúc tòa trọng tài thường trực ở The Hague (Hà Lan) ra phán quyết vụ Philippines kiện "đường lưỡi bò" của Trung Quốc ở Biển Đông.

Thái độ của Philippines với Trung Quốc kể từ đó tới nay là câu chuyện dài, đôi lúc mâu thuẫn.

Philippines ôn hòa

Vụ kiện của Philippines có từ thời cựu tổng thống Benigno Aquino III. Những tưởng phán quyết năm 2016 sẽ tạo đà để Philippines gây sức ép lên Trung Quốc, điều này rốt cuộc không xảy ra. Tổng thống Rodrigo Duterte đắc cử cùng năm và chọn cách tiếp cận mềm dẻo hơn với Bắc Kinh.

Về chủ quyền và tranh chấp, ông Duterte vẫn có một số tuyên bố mạnh mẽ, điển hình là việc khẳng định sẽ cắm cờ Philippines ở các thực thể tại Trường Sa. Mặt khác, tổng thống Philippines cũng có biểu hiện ôn hòa, được cho xuất phát từ việc phải cân đối lợi ích quốc gia từ các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Philippines.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, giáo sư tại Học viện Chiến tranh quốc gia Mỹ Zach Abuza nhận xét về Philippines trong 3 năm qua như sau: "Quan điểm của Philippines thiếu nhất quán. Tất cả dựa trên thực tế rằng Tổng thống Duterte quyết định xoa dịu Trung Quốc với hi vọng vào những khoản đầu tư khổng lồ, dự án Vành đai - con đường và các khoản vay từ Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á (AIIB)".

Trong những ngày kỷ niệm phán quyết The Hague, Philippines đã không ăn mừng hay nói một lời nào về nó, kể cả vào hôm 12-7, theo Rappler. Trang tin Philippines này cho biết "lễ" đánh dấu cột mốc ấy chỉ được tổ chức gọn tại một diễn đàn do Viện Stratbase Albert del Rosario và Đại học Philippines tổ chức ở thành phố Bonifaciio Global, với sự tham gia của "những gương mặt bình thường" như phó thẩm phán Tòa án tối cao Antonio Carpio, cựu ngoại trưởng Albert del Rosario, cựu giám sát viên Conchita Carpio Morales và luật sư Chel Diokno.

Cần sớm có giải pháp

Trong khi đó, Trung Quốc vẫn duy trì các hoạt động phi pháp trên Biển Đông.

Theo giáo sư Abuza, một chuyên gia về an ninh khu vực, Trung Quốc đã không thay đổi rõ ràng về cách hành xử xét về việc quân sự hóa các thực thể ở Biển Đông. Thậm chí, Bắc Kinh còn tiếp tục sử dụng lực lượng dân quân trên biển để xua đuổi ngư dân của láng giềng khi tiếp cận vùng nước tranh chấp. 

Gần đây, việc Trung Quốc đâm chìm tàu cá Philippines và bỏ mặc 22 ngư dân nước bạn là một ví dụ điển hình.

Đó là một biểu hiện đáng lo ngại từ phía Trung Quốc trong bối cảnh giới quan sát quốc tế nhận xét Bắc Kinh đang âm thầm kiểm soát Biển Đông.

Cũng trong thời gian 3 năm kể từ phán quyết The Hague, Mỹ tiếp tục có các cuộc tuần tra thể hiện quan điểm tự do hàng hải. Nhưng như đã nói, chính sách của Mỹ về Biển Đông không thống nhất với những vấn đề khác, do đó việc tìm tiếng nói chung để ngăn cản Trung Quốc là điều khó khăn.

Ông Abuza lấy ví dụ việc Tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP, nay là CPTPP) là một đòn đau cho các cam kết của Washington với khu vực. Vì vậy, Trung Quốc "đang cố câu giờ, hi vọng chính sách của Mỹ với khu vực tiếp tục xáo trộn".

Xuất phát từ điểm này, các nỗ lực bảo vệ tự do hàng hải khác của Pháp và Anh, dù được đẩy mạnh, cũng chưa giúp giải quyết tình hình tại Biển Đông. 

Một sự thống nhất và cùng hành động của cộng đồng quốc tế đối với Biển Đông, bao gồm buộc Trung Quốc tôn trọng phán quyết The Hague và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) là giải pháp tổng thể và là hướng xử lý cấp thiết vào lúc này.

Phán quyết ngày 12-7-2016

Philippines kiện Trung Quốc để bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh, trong đó Manila cho rằng đã chồng lấn lên vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của họ.

Ngày 12-7-2016, tòa trọng tài ở The Hague (Hà Lan) đã ra phán quyết có lợi cho Philippines, bác bỏ yêu sách lãnh thổ của Trung Quốc.

TTO - Theo Wall Street Journal ngày 9-4-2019, Trung Quốc năm nay còn thiết lập các hệ thống gây nhiễu thông tin liên lạc và rađa trên hai đá Vành Khăn và Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đức bắt 3 người Ukraine nghi làm gián điệp cho Nga

Công tố viên Đức xác nhận nước này bắt 3 công dân Ukraine, vì nghi ngờ có hoạt động gián điệp nước ngoài liên quan đến vận chuyển bưu kiện chứa thiết bị nổ.

Đức bắt 3 người Ukraine nghi làm gián điệp cho Nga

Ông Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên gặp lãnh đạo Syria trong 25 năm qua

Ngày 14-5, ông Trump trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên trong 25 năm qua gặp một nhà lãnh đạo Syria, sau khi tuyên bố sẽ dỡ bỏ trừng phạt với hy vọng mở ra con đường mới cho Syria, quốc gia bị chiến tranh tàn phá.

Ông Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên gặp lãnh đạo Syria trong 25 năm qua

Không có chuyện Nhật Bản ngừng tiêm chủng để giảm tử vong ở trẻ em

Nhiều người dùng mạng xã hội Mỹ trong tháng 5 này lan truyền thông tin Nhật Bản đã ngừng tiêm chủng cho trẻ dưới 2 tuổi từ năm 1994, vì cho rằng điều này giúp giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ. Nhưng thông tin này là sai sự thật.

Không có chuyện Nhật Bản ngừng tiêm chủng để giảm tử vong ở trẻ em

Mỹ - Trung hạ nhiệt thuế quan: Chỉ là bình yên trước cơn bão?

Sau nhiều tuần căng thẳng leo thang, Mỹ và Trung Quốc bất ngờ đạt thỏa thuận tạm hạ nhiệt cuộc chiến thuế quan. Nhưng theo giới chuyên gia, đây chỉ là sự chậm lại tạm thời của một chính sách kinh tế đầy rủi ro của ông Trump.

Mỹ - Trung hạ nhiệt thuế quan: Chỉ là bình yên trước cơn bão?

Tổng thống Putin: Doanh nghiệp nước ngoài muốn quay lại Nga, lời xin lỗi là chưa đủ

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết các doanh nghiệp nước ngoài muốn quay trở lại Nga làm việc thì xin lỗi thôi là chưa đủ.

Tổng thống Putin: Doanh nghiệp nước ngoài muốn quay lại Nga, lời xin lỗi là chưa đủ

Máy bay huấn luyện Nhật Bản rơi chưa rõ nguyên nhân

Chiếc máy bay huấn luyện T-4 do Nhật Bản sản xuất rơi xuống hồ nước ít lâu sau khi cất cánh.

Máy bay huấn luyện Nhật Bản rơi chưa rõ nguyên nhân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar