14/10/2023 16:29 GMT+7

Biển Cam Ranh bốc mùi, dày đặc rác nhựa và lưới hỏng vì lồng nuôi tôm hùm

Sau mỗi vụ nuôi tôm hùm, người dân ở Cam Ranh (Khánh Hòa) kéo lồng bè vào bờ để vệ sinh và vứt bỏ lưới, rác thải xuống biển gây ô nhiễm môi trường.

Đủ loại rác thải như nhựa, lưới... chất thành đống tại bãi biển thuộc thôn Bình Lập - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

Đủ loại rác thải như nhựa, lưới... chất thành đống tại bãi biển thuộc thôn Bình Lập - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

Khoảng 3 năm trở lại đây, rác thải từ lồng bè nuôi tôm hùm của người dân đã bủa vây bãi biển thuộc xã Cam Lập, TP Cam Ranh.

Vệ sinh lồng nuôi rồi vứt rác ra biển

Theo người dân thôn Bình Lập, mỗi ngày có khoảng 50 - 100 lồng nuôi được kéo vào khu vực này vệ sinh, thay lưới mới chuẩn bị cho vụ nuôi tiếp theo. 

Tuy nhiên khi vệ sinh, rác thải như lưới mùng cũ, vỏ sò, ốc, hàu... được vứt xuống biển.

Bà Nguyễn Thị Vân (49 tuổi, trú thôn Bình Lập) cho hay trước đây bờ biển thôn Bình Lập là một dải cát trắng, nước trong xanh rất đẹp. Thế nhưng vài năm nay tình trạng nói trên xảy ra ngày càng nhiều, đã biến nơi này thành bãi rác.

Biển Cam Ranh bị ô nhiễm vì rác thải từ lồng nuôi tôm hùm

"Người dân trong thôn thường xuyên tắm ở bãi biển này, nước mát và sạch. Nhưng từ khi rác thải bao vây, người dân trong thôn không còn tắm được vì nước biển bị ô nhiễm. Nhiều người cảm thấy ngứa, nổi mẩn đỏ...

Mặc dù bà con đã nhiều lần phản ánh lên chính quyền địa phương nhưng tình trạng vẫn diễn ra" - bà Vân nói.

Hầu hết vỏ sò, ốc, hàu... đều đổ thẳng xuống bãi cát gây mùi hôi thối - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

Hầu hết vỏ sò, ốc, hàu... đều đổ thẳng xuống bãi cát gây mùi hôi thối - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

Theo những người vệ sinh lồng, họ được thuê vệ sinh và thay lưới mới với giá khoảng 300.000 đồng/lồng. Còn phần lưới cũ, chủ lồng nuôi sẽ thu gom phơi khô để bán. Tuy nhiên, người dân thôn Bình Lập nói không có chuyện thu gom lưới này.

Ông Trương Văn Hòa cho biết chủ lồng bè nuôi tôm hùm không phải là người trong thôn. Sau mỗi vụ nuôi, họ thuê người kéo lồng vào khu vực này để vệ sinh. Tất cả những lưới cũ, xác hàu, sò… đều vứt xuống tại bãi biển.

"Khi có triều cường và sóng mạnh, những tấm lưới cũ mùng rách bị vứt xuống biển dạt vào bờ. Những lần như thế chủ lồng nuôi lại đưa thuyền vào kéo đống lưới này ra biển vứt. Năm này qua năm khác giờ bãi biển này dày đặc rác thải nuôi tôm" - ông Hòa bức xúc nói.

Hướng đến nuôi công nghệ cao, đảm bảo môi trường

Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online, khu vực rộng khoảng 2km đường bờ biển thôn Bình Lập có hàng nghìn lồng nuôi tôm hùm được tập kết làm vệ sinh, thay lưới mới. 

Dọc bờ biển đầy rẫy những tấm lưới rách nát nằm lẫn lộn với cát, vỏ hàu, xác cá. Dưới mặt nước, dày đặc lưới màu đen ngòm. Mặc dù mang hai lớp khẩu trang nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận rõ mùi hôi thối nồng nặc.

Liên quan đến vấn đề trên, ngày 14-10, ông Lê Ngọc Thạch - chủ tịch UBND TP Cam Ranh - thừa nhận thực trạng người dân thiếu ý thức trong việc vệ sinh lồng bè nuôi tôm tại khu vực thôn Bình Lập.

Theo ông Thạch, vấn đề này xảy ra thường xuyên, ngoài việc người nuôi tôm vứt lưới cũ còn có những loại rác khác theo dòng triều cường vào bờ. Địa phương đã chỉ đạo thuê người thu gom hoặc hợp đồng với công ty môi trường đưa phương tiện máy móc đến xử lý.

"Thành phố cũng đã tuyên truyền xuyên suốt từ nhiều năm nay và giao UBND xã chủ động. Trường hợp vượt quá khả năng phải báo cáo thành phố chỉ đạo các đơn vị hỗ trợ xử lý ngay,  chứ không đến nỗi để kéo dài đến mức gây mùi hôi thối, ô nhiễm gì đâu…" - ông Thạch cho hay.

Ông Thạch thông tin thêm, về giải pháp căn cơ, lâu dài TP Cam Ranh đang xây dựng đề án xử lý. Trong đó, rà soát thống kê tất cả lồng bè và bố trí quy hoạch vùng nuôi. Xử lý nghiêm túc những trường hợp không đúng vùng nuôi. Đặc biệt là kiểm soát về vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường biển.

"Vừa qua chính quyền đã thử nghiệm một số lồng nuôi công nghệ cao. TP Cam Ranh định hướng bà con chuyển đổi hình thức từ nuôi truyền thống sang áp dụng công nghệ cao với lồng HDPE. Để làm sao vừa có hiệu quả kinh tế vừa đảm bảo môi trường, cảnh quan. Đây cũng là một giải pháp địa phương đang quyết liệt làm" - ông Thạch nói.

Hàng nghìn lồng nuôi được tập kết dọc bãi biển thôn Bình Lập. Lưới lẫn vỏ hàu và cát tích tụ thành đống trên bãi biển - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

Hàng nghìn lồng nuôi được tập kết dọc bãi biển thôn Bình Lập. Lưới lẫn vỏ hàu và cát tích tụ thành đống trên bãi biển - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

Dọn 400 tấn rác thải, đầm nước mặn Sa Huỳnh sạch đẹp trở lại

Sau khi dọn 400 tấn rác thải, đầm nước mặn Sa Huỳnh khác xa với hình ảnh bãi rác kinh khủng cách đây nửa tháng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

TP.HCM sẽ chính thức khởi công xây dựng cầu Rạch Tôm mới từ ngày 10-7, thay thế cây cầu sắt cũ đã xuống cấp sau hơn nửa thế kỷ.

TP.HCM: Khởi công cầu mới thay thế cầu sắt Rạch Tôm vào ngày 10-7

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Các bên liên quan thống nhất làm đường tạm cho xe chạy 2 chiều, kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. Công trường dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 ngày 19-8, giai đoạn 2 vào cuối tháng 9.

Làm đường tạm 200m kết nối cầu Nhơn Trạch với cao tốc TP.HCM - Long Thành từ ngày 19-8

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

TP Cần Thơ được thành lập trên cơ sở sáp nhập tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ cũ. Sau sáp nhập, người dân, doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế ở đâu?

Người dân và doanh nghiệp liên hệ cơ quan thuế Cần Thơ ở đâu sau sáp nhập?

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới

Bộ Nội vụ đã có hướng dẫn về trình tự chuyển đổi thôn, tổ dân phố và đổi tên thôn, tổ dân phố tại đơn vị cấp xã mới hình thành sau sắp xếp.

Bộ Nội vụ hướng dẫn trình tự chuyển đổi, đổi tên thôn, tổ dân phố tại cấp xã mới

Đường huyết mạch ở Đà Nẵng nham nhở, ‘sống trâu’, ‘rãnh cào’ chờ khắc phục

Sau khi Tuổi Trẻ Online có bài phản ánh Đường huyết mạch ở Đà Nẵng lồi lõm với "sống trâu", "rãnh cào", nhiều bạn đọc đã có phản hồi.

Đường huyết mạch ở Đà Nẵng nham nhở, ‘sống trâu’, ‘rãnh cào’ chờ khắc phục

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ

Một người dân ở Đà Nẵng mua bún tươi ở chợ mang về nhà ăn, tới tối thì bún chuyển màu từ trắng sang đỏ.

Đà Nẵng xác minh thông tin bún chuyển màu từ trắng sang đỏ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar