19/04/2018 15:54 GMT+7

Bị Trung Quốc tẩy chay, dân Hàn đổ xô học tiếng Việt để làm ăn

PHÚC LONG
PHÚC LONG

TTO - 'Người Hàn lũ lượt đi học tiếng Việt'10 là tựa bài phóng sự ngắn của nhật báo Chosun Ilbo của Hàn Quốc ngày 19-4. Tại sao dân văn phòng Hàn Quốc bỗng nhiên quan tâm đến Việt Nam?

Bị Trung Quốc tẩy chay, dân Hàn đổ xô học tiếng Việt để làm ăn - Ảnh 1.

Một lớp học tiếng Việt ở khu Gangnam, Seoul - Ảnh: Chosun Ilbo

Tại khu vực tấp nập gần bến tàu điện ngầm Gangnam ở thành phố Seoul, khoảng 8 trung tâm ngoại ngữ tư thục đã cho mở các lớp dạy tiếng Việt, theo nhật báo Chosul Ilbo.

Nhân viên một trường ngoại ngữ cho biết: "Chúng tôi đã tăng số lớp học từ 1 lên đến 11 chỉ trong 1 tháng sau khi khai trương khóa dạy tiếng Việt. Chúng tôi phải tăng cường số giáo viên từ 2 lên 5 người".

Hiện nay, Việt Nam đã trở thành "vùng đất cơ hội" đối với người Hàn kể từ khi Trung Quốc tẩy chay không chính thức hàng hóa và dịch vụ hồi năm ngoái.

Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng nhanh và là thị trường quan trọng của Hàn Quốc. Cụ thể, xuất khẩu của Hàn Quốc vào Việt Nam đã tăng trưởng ấn tượng 46,3% trong năm 2017.

"Hầu hết học viên học tiếng Việt để làm ăn ở Việt Nam. Đa số họ ở trong độ tuổi 30 và 40" nhân viên một trung tâm ngoại ngữ khác nhận xét.

Trả lời phỏng vấn báo Chosun Ilbo, một nhân viên văn phòng 41 tuổi giãi bày: "Tôi tranh thủ thời gian nghỉ trưa để học tiếng Việt. Tiếng Việt bây giờ được ưa chuộng hơn cả tiếng Hoa".

"Làn sóng Hàn Quốc" (phim ảnh, nhạc K-pop, ẩm thực...) ở Việt Nam cũng góp phần giúp tiếng Việt được yêu thích ở Hàn Quốc.

"Người Việt thích văn hóa Hàn và muốn tìm hiểu về Hàn Quốc, đặc biệt sau khi ông Park Hang Seo - huấn luyện viên trưởng đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam dẫn dắt đội vào vòng chung kết Giải vô địch bóng đá châu Á tháng 1 vừa qua" một người dân Seoul phát biểu với vẻ am hiểu.

Bị Trung Quốc tẩy chay, dân Hàn đổ xô học tiếng Việt để làm ăn - Ảnh 2.

Huấn luyện viên Park Hang Seo (phải) được xem là một cầu nối giữa Việt Nam và Hàn Quốc. Trong ảnh ông Park Hang Seo gặp gỡ các cầu thủ trẻ HAGL - Ảnh: TTO

Khoảng 5.500 doanh nghiệp Hàn Quốc đã tiến vào thị trường Việt Nam tính đến cuối năm 2017.

Ông Park Jong Woon, 54 tuổi, là chủ một công ty cơ khí ở Seoul. Ông mở văn phòng ở Việt Nam hồi tháng 2-2018 và đang tranh thủ học thêm tiếng Việt với một sinh viên mới ra trường.

"Việt Nam thích hợp cho làm ăn vì anh ít sợ bị lộ công nghệ như ở Trung Quốc, ngoài ra đất nước này ổn định về chính trị" ông Park giải thích.

Một vài công ty Hàn Quốc thậm chí tự mở lớp dạy tiếng Việt cho nhân viên do hoạt động kinh doanh ở Việt Nam quá "phất".

Công ty sản xuất thực phẩm CJ Cheiljedang là một ví dụ. Doanh nghiệp này mở hẳn lớp dạy tiếng Việt vỡ lòng cho nhân viên 2-3 lần/tuần vì thực phẩm Hàn Quốc đang ngày càng trở nên phổ biến ở Việt Nam.

Cũng theo báo Chosun Ilbo, ngày càng nhiều người Hàn miệt mài ôn luyện để kiếm một tấm chứng chỉ tiếng Việt. Theo thống kê, khoảng 800 người nộp đơn cho bài thi nói tiếng Việt trong năm 2017, tăng 15% so với một năm trước.

Hơn 80% người thi tiếng Việt là nhân viên văn phòng trong độ tuổi 30-40, trong khi các ngoại ngữ khác ở Hàn Quốc người học thường trong độ tuổi 20.

TTO - Một đoạn video clip chia sẻ các cảnh quay hậu trường chia sẻ cảnh nữ ca sĩ Seohyun của nhóm SNSD đội nón lá quảng cáo phở bò Việt đang khiến các fan hâm mộ của SNSD trầm trồ vì cô nàng quá xinh.

PHÚC LONG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Quán bún bò Huế có cái tên 'ngồ ngộ' O Kay, mà theo anh chủ quán người Huế giải nghĩa là 'OK', người Huế nói 'cũng được' tức là 'được'.

Bún bò Huế O Kay nước trong, chả cua vừa béo vừa bùi, bắp bò hoa xắt lát

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đơn vị vận hành Khu du lịch hồ Than Thở Đà Lạt đưa vào hoạt động show thực cảnh - nhạc nước kể về hành trình nghìn năm dựng nước, giữ nước, mở ra kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Show thực cảnh ở hồ Than Thở Đà Lạt về hành trình bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Giữa lòng thành phố tấp nập, có một quán bún nhỏ nằm lọt thỏm ở phường Bình Đông (quận 8 cũ, TP.HCM), không bảng hiệu cầu kỳ, chỉ có dòng chữ bún 'treo' đầy nổi bật. Nghe thì lạ mà lại quen vô cùng.

Bún treo Như Ý: Sài Gòn xưa nay là vậy đấy, thương nhau qua từng bữa cơm, tô bún

Han Kang và Người ăn chay

Có thể nói văn nghiệp của Han Kang chỉ khởi sự rực rỡ kể từ khi xuất bản cuốn sách trên dưới hai trăm trang: Người ăn chay.

Han Kang và Người ăn chay

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Có một người đàn ông trung niên tên Thuần ngày đêm nhớ thương khắc khoải về gia đình ruột thịt. Một người mang thân phận Thuần đã dừng cuộc sống ở tuổi 19.

Như chưa hề có cuộc chia ly: Cùng 1 cái tên hai số phận

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar