22/09/2020 17:56 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bị sốt xuất huyết sẽ miễn nhiễm COVID-19?

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Nghiên cứu được tiến hành tại Brazil cho thấy những nơi bị dịch sốt xuất huyết hoành hành có tỉ lệ người mắc COVID-19 thấp hơn đáng kể so với các khu vực còn lại.

Bị sốt xuất huyết sẽ miễn nhiễm COVID-19? - Ảnh 1.

Mối liên hệ giữa sốt xuất huyết và COVID-19 là điều mà nhóm nghiên cứu Đại học Duke chưa từng nghĩ tới - Ảnh: REUTERS

Nghiên cứu chưa được công bố do Miguel Nicolelis, giáo sư tại Đại học Duke (Mỹ) đứng đầu và được chia sẻ độc quyền với Hãng tin Reuters ngày 22-9. Địa điểm tiến hành nghiên cứu là Brazil, vùng dịch COVID-19 lớn thứ 3 thế giới với hơn 4,5 triệu ca nhiễm.

Nhóm của ông Nicolelis nhận thấy những khu vực có tỉ lệ mắc COVID-19 thấp hơn và lây lan chậm hơn là những nơi đã bị dịch sốt xuất huyết hoành hành trong năm ngoái và năm nay. Phát hiện nổi bật này dẫn nhóm nghiên cứu tới một giả thuyết thú vị: các kháng thể được tạo ra để chống lại virus sốt xuất huyết thuộc chi Flavivirus cũng có tác dụng với SARS-CoV-2 gây COVID-19.

“Nếu được chứng minh là đúng, giả thuyết này có nghĩa là nếu một người bị sốt xuất huyết hoặc được chủng ngừa bằng vắc xin sốt xuất huyết hiệu quả và an toàn, cơ thể họ có thể tạo ra một số mức độ bảo vệ miễn dịch trước SARS-CoV-2", một đoạn trong nghiên cứu nêu rõ.

Hiện nghiên cứu đã được đưa lên nền tảng MedRxiv và đang chờ quá trình bình duyệt trước khi gởi đăng các tạp chí y khoa.

Theo giáo sư Nicolelis, trước đây đã có một số nghiên cứu cho thấy những người có kháng thể sốt xuất huyết khi được xét nghiệm tìm kháng thể COVID-19 đã cho kết quả dương tính giả, kể cả khi họ chưa từng nhiễm SARS-CoV-2.

“Điều này chỉ ra rằng có một sự tương tác miễn dịch học giữa hai loại virus mà không ai có thể ngờ tới, bởi vì hai loại virus này thuộc các họ hoàn toàn khác nhau", ông Nicolelis nhận định với Reuters, song thận trọng cho biết cần thêm các nghiên cứu sâu để chứng minh.

Giáo sư Nicolelis tâm sự nhóm của ông chỉ tình cờ phát hiện được mối liên hệ giữa sốt xuất huyết và COVID-19 khi tìm hiểu cách thức SARS-CoV-2 lây lan ở Brazil. Các đường cao tốc tại Brazil đã góp phần mang mầm bệnh ra toàn quốc và khiến tình hình tồi tệ.

Nhóm nghiên cứu đã xác định được các vùng trắng trên bản đồ, tức những nơi có tỉ lệ mắc COVID-19 không đáng kể. Họ bắt đầu tìm hiểu vì sao lại như thế và bất ngờ khi các vùng trắng này lại trùng khớp là những nơi có dịch sốt xuất huyết hoành hành dữ dội.

"Tôi gọi đó là một tai nạn. Trong khoa học, điều đó giống như bạn đang nhắm bắn một thứ nhưng cuối cùng lại trúng thứ khác, thứ mà bạn chưa từng nghĩ sẽ bắn trúng", giáo sư Nicolelis chia sẻ.

Tìm thấy kháng thể có thể 'vô hiệu hóa hoàn toàn' virus gây COVID-19

TTO - Các nhà khoa học của Trường đại học Y Pittsburgh (Mỹ) đã phân lập được phân tử sinh học nhỏ nhất cho đến nay có thể vô hiệu hóa hoàn toàn và rõ rệt virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Nghiên cứu mới phát hiện răng người có thể đã tiến hóa từ các mô cảm giác của một loài 'cá cổ đại' sống cách đây 465 triệu năm.

Răng người tiến hóa từ xương ngoài của một loài cá cổ đại?

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Gần trưa nay, tại khu vực huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) xảy ra một trận động đất mạnh 3,5 độ (độ lớn M). Hiện Viện Các khoa học Trái đất đang theo dõi trận động đất này.

Động đất mạnh 3,5 độ ở Điện Biên diễn biến và gây thiệt hại thế nào?

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Trận động đất có độ lớn 3,0 xảy ra ở huyện miền núi Phước Sơn, Quảng Nam và một trận khác 3,5 độ ở huyện Mường Chà, Điện Biên vào sáng nay 23-5.

Hai trận động đất trong sáng nay ở Phước Sơn và Mường Chà

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Các nhà khoa học Trung Quốc đã tạo ra kính áp tròng 'siêu thị lực' cho phép nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại, đồng thời mở ra giải pháp cho người bị mù màu.

Kính áp tròng 'siêu thị lực' giúp người đeo nhìn thấy ánh sáng hồng ngoại

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Hai tiêu bản xương voi được trưng bày ở Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An như một thông điệp kêu gọi người dân cùng chung tay bảo vệ động vật hoang dã.

Trưng bày tiêu bản xương voi rừng tại Vườn quốc gia Pù Mát

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?

Tỉ phú Elon Musk tuyên bố chip Blindsight sẽ được cấy ghép trên người mù hoàn toàn vào cuối năm 2025, mở ra hy vọng khôi phục thị lực.

Công nghệ của Elon Musk có thể giúp xóa mù?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar