07/05/2007 23:42 GMT+7

Bị rối loạn lipid máu, có thể dùng sữa?

Theo BS. NGUYỄN TUẤN - Sức khỏe & đời sống
Theo BS. NGUYỄN TUẤN - Sức khỏe & đời sống

* Tôi 51 tuổi, đi khám bệnh làm các xét nghiệm được các bác sĩ cho biết bị rối loạn lipid máu và suy vành. Xin bác sĩ cho biết bệnh của tôi có chữa khỏi không, có dùng được sữa chống loãng xương không? (Quách Thị Huệ - Hưng Yên)

Phóng to

Bệnh nhân mắc chứng rối loạn lipid máu vẫn có thể dùng sữa chống loãng xương - Ảnh minh họa: www.organicfacts.net

* Tôi 51 tuổi, đi khám bệnh làm các xét nghiệm được các bác sĩ cho biết bị rối loạn lipid máu và suy vành. Xin bác sĩ cho biết bệnh của tôi có chữa khỏi không, có dùng được sữa chống loãng xương không? (Quách Thị Huệ - Hưng Yên)

- Rối loạn lipid máu và suy vành là những bệnh đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng ở nước ta. Bệnh thường gặp ở tuổi trung niên, đặc biệt ở những người thừa cân béo phì, đái tháo đường, ít hoạt động thể lực.

Những người bị rối loạn lipid máu thường không có triệu chứng gì do vậy việc phát hiện bệnh chủ yếu phải dựa vào kết quả xét nghiệm máu lúc đói.

Ngược lại, các bệnh nhân bị suy vành thường xuất hiện những cơn đau thắt ngực khi gắng sức, điển hình là cảm giác đè nặng, thắt nghẹn hay bóp nghẹt ở vùng trước tim hoặc sau xương ức. Cơn đau thường kéo dài 3-5 phút, giảm khi nghỉ ngơi hay dùng thuốc giãn động mạch vành.

Để chẩn đoán xác định bệnh cần làm một số xét nghiệm cơ bản như điện tâm đồ, siêu âm tim. Nếu nghi ngờ nhiều khả năng bị bệnh suy vành thì cần làm thêm các xét nghiệm cao cấp hơn như theo dõi điện tâm đồ 24 giờ, nghiệm pháp gắng sức, xạ hình cơ tim, chụp cắt lớp hệ động mạch vành đa nhát cắt, chụp động mạch vành chọn lọc... Nếu chỉ dựa vào các xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán suy vành thì có thể sẽ bỏ sót bệnh hoặc ngược lại sẽ chẩn đoán nhầm nhiều, đặc biệt là ở nữ giới.

Rối loạn lipid máu và suy vành là hai bệnh có thể điều trị ổn định sau đó phải tiếp tục uống thuốc để duy trì kết quả. Đây là 2 bệnh mạn tính do vậy không thể điều trị khỏi hoàn toàn. Việc dùng thuốc phải tuân thủ theo đơn thuốc cũng như sự hướng dẫn của bác sĩ. Điều quan trọng là ngoài việc dùng thuốc và tái khám định kỳ đều đặn, cần phải ăn nhạt, kiêng mỡ và các phủ tạng động vật, hạn chế bơ sữa, trứng... và tập thể dục thường xuyên.

Sữa chống loãng xương là loại thực phẩm bổ sung thêm canxi cho cơ thể, do vậy bạn có thể sử dụng như những người bình thường khác.

Theo BS. NGUYỄN TUẤN - Sức khỏe & đời sống

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Phụ nữ hiện đại ngày càng có nhiều sự chủ động hơn đối với việc chăm sóc bản thân, cũng như các vấn đề trọng đại như mang thai và nuôi con.

Viên uống tránh thai, dùng sai mới ngại

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ, một bé trai 12 tháng tuổi đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì một tai nạn nguy hiểm.

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Ông T.T.Đ. (42 tuổi, ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai) khám cấp cứu và nhập viện do mắt bên phải bị sưng húp và hơi lồi.

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Do thấy tăng cân, da biến đổi khác thường, người phụ nữ 53 tuổi đi khám thì phát hiện mắc hội chứng Cushing.

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar