16/07/2024 16:29 GMT+7

Bị ong đốt khiến bé gái sốc phản vệ nguy kịch

Ngày 16-7, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương thông tin vừa tiếp nhận bé gái 13 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc phản vệ nguy kịch sau khi bị ong đốt.

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhi nguy kịch sau khi bị ong đốt - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ điều trị cho bệnh nhi nguy kịch sau khi bị ong đốt - Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Người nhà bệnh nhi cho hay khoảng 22h đêm, trẻ bị ong mật bay vào nhà và đốt vào mi mắt. 

Khi phát hiện ong đốt khoảng 3 đến 5 phút, gia đình đã ngay lập tức rút nọc ong ra. Sau đó, tại chỗ bị ong đốt nhanh chóng nổi ban, sưng, đỏ, sau đó mề đay, ban đỏ xuất hiện khắp cơ thể.

Ngay sau đó gia đình đưa trẻ đến cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương. Quãng thời gian tới bệnh viện chỉ 4km mất khoảng 10 phút đi xe, nhưng khi đi được 1km cháu quá chóng mặt. Khi đến bệnh viện, mắt của trẻ đã sưng phù, không mở được.

Trẻ nhập viện trong tình trạng phù nề vùng mặt, ho, khó thở, tức ngực, mệt nhiều, mạch nhanh, huyết áp tụt, được chẩn đoán sốc phản vệ độ 3 do ong đốt.

Ngay lập tức các bác sĩ đã xử trí tình trạng phản vệ do ong đốt. Bệnh nhi được tiêm chống sốc, truyền dịch, thở oxy và theo dõi sát các chỉ số huyết áp, mạch, nhịp thở.

Tuy nhiên sau xử trí ban đầu, tình trạng phản vệ của bệnh nhi vẫn tiến triển nặng lên.

Bệnh nhi được đặt ống nội khí quản (ống thở) cấp cứu, truyền nhanh dịch, duy trì các thuốc vận mạch (các thuốc nâng huyết áp) liều cao nhưng huyết áp vẫn ở mức thấp.

Sau một thời gian can thiệp và xử trí tích cực, bệnh nhi đã cải thiện rõ rệt, thoát khỏi tình trạng nguy kịch, huyết động dần ổn định, giảm dần các thuốc vận mạch. 

Bác sĩ Đoàn Duy Thành - khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương - cho biết sốc phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính ở mức độ nặng, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.

"Với bệnh nhi này vô tình bị ong đốt chỉ một nốt mà tình trạng đã rất nặng. Nếu bệnh nhi đến muộn hơn thì rất có thể dẫn đến tử vong. 

Sốc phản vệ có thể dẫn đến giãn mạch, trụy tim nặng nề. Nếu phát hiện, xử trí muộn hoặc xử trí không phù hợp thì bệnh nhân nguy cơ tử vong cao. Sốc phản vệ diễn biến rất nhanh nhưng cải thiện cũng rất nhanh", bác sĩ Thành nói.

Theo bác sĩ Thành, sau khi ra viện bệnh nhi cần kiểm tra về dị ứng miễn dịch để làm xét nghiệm dị nguyên. Bởi hiện trẻ mới chỉ phát hiện một nguyên nhân, có thể đi khám tìm nhiều nguyên nhân khác, phòng tránh các dị ứng có thể xảy ra.

Ngoài ra, dị ứng có thể dẫn đến sốc phản vệ thường gặp như nọc côn trùng (nọc ong, nọc rắn, nọc bọ cọp…); thực phẩm từ sữa (sữa bò, phô mai, pho mát); đậu, lạc, phấn hoa, hóa chất, thuốc… 

Vì vậy khi phát hiện tình trạng lạ sau khi bị côn trùng cắn, ăn các loại thực phẩm lạ,... cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế sớm để được xử trí kịp thời.

Ăn hải sản, đậu phộng, dị ứng tới mức gây sốc phản vệ

Ở một số người, dị ứng thực phẩm có thể gây ra những triệu chứng nghiêm trọng, thậm chí gây sốc phản vệ tử vong nhanh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 17-7: Mở rộng phạm vi, quy mô, điều kiện, diện đối tượng được đề nghị đặc xá dịp 2-9

Tin tức đáng chú ý: Mở rộng phạm vi, quy mô, điều kiện, diện đối tượng được đề nghị đặc xá dịp 2-9 ; TP.HCM phân chia phạm vi tiếp nhận, cung cấp máu sau sáp nhập.

Tin tức sáng 17-7: Mở rộng phạm vi, quy mô, điều kiện, diện đối tượng được đề nghị đặc xá dịp 2-9

Nhiều chị em tự sử dụng thuốc nội tiết, nguy hiểm thế nào?

Tự ý điều trị tiền mãn kinh nguy hiểm ra sao? Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM đã ghi nhận nhiều ca bệnh đến khám và điều trị sau khi uống thuốc nội tiết.

Nhiều chị em tự sử dụng thuốc nội tiết, nguy hiểm thế nào?

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ 'vẽ bệnh moi tiền' ở Phòng khám đa khoa quốc tế Đà Nẵng

Ngày 16-7, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế thành phố Đà Nẵng đề nghị rà soát, báo cáo việc cấp giấy phép hoạt động Phòng khám đa khoa quốc tế Đà Nẵng.

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo vụ 'vẽ bệnh moi tiền' ở Phòng khám đa khoa quốc tế Đà Nẵng

Viên sỏi 'khủng' bằng nắm tay trong bàng quang bệnh nhân 36 tuổi

Sau hàng chục năm phát triển, viên sỏi ở bàng quang bệnh nhân nữ ở phường Pleiku (Gia Lai) phát triển đến kích thước hơn 10cm, gần như chiếm trọn cả bàng quang.

Viên sỏi 'khủng' bằng nắm tay trong bàng quang bệnh nhân 36 tuổi

Công an điều tra bệnh viện lập khống 20 hồ sơ bệnh án, đề nghị bảo hiểm rà soát

Công an tỉnh Thanh Hóa xác định, trong bốn năm, Bệnh viện Đa khoa TP Thanh Hóa (nay là Bệnh viện Đa khoa Hạc Thành) đã lập khống 20 hồ sơ bệnh án tại các khoa, phòng khác nhau.

Công an điều tra bệnh viện lập khống 20 hồ sơ bệnh án, đề nghị bảo hiểm rà soát

Huế kêu gọi người dân sử dụng thịt heo đúng cách, không nên quá lo

Chỉ trong 1 tháng, TP Huế liên tiếp ghi nhận hàng chục ca mắc liên cầu lợn, trong đó có nhiều ca bệnh nặng xin đưa về nhà và 1 ca tử vong. Từ đầu năm nay, Huế ghi nhận 38 ca mắc liên cầu lợn.

Huế kêu gọi người dân sử dụng thịt heo đúng cách, không nên quá lo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar