12/05/2006 15:20 GMT+7

Bi kịch thành Rome

Theo Thanh Niên
Theo Thanh Niên

Cuộc bầu tổng thống ở Italia đầy kịch tính không kém gì cuộc bầu cử nghị viện trước đó. Trong cuộc bầu cử nghị viện, phải kiểm phiếu lại và có phán quyết của tòa án công nhận thắng cử thuộc về ông Romano Prodi thì Thủ tướng Silvio Berlusconi mới chịu từ chức, cho dù chưa hết hậm hực.

Phóng to
Ông Napolitano, tân tổng thống Ý
Cuộc bầu tổng thống ở Italia đầy kịch tính không kém gì cuộc bầu cử nghị viện trước đó. Trong cuộc bầu cử nghị viện, phải kiểm phiếu lại và có phán quyết của tòa án công nhận thắng cử thuộc về ông Romano Prodi thì Thủ tướng Silvio Berlusconi mới chịu từ chức, cho dù chưa hết hậm hực.

Còn ở cuộc bầu cử tổng thống thì phải sau 4 vòng đất nước này mới lại có được tổng thống mới, cho dù vị tân tổng thống này năm nay đã 80 tuổi, thuộc diện cây đa cây đề trên chính trường Italia và có uy tín trong dân chúng Italia.

Ông Prodi đã rất khôn khéo và thức thời khi không bám giữ vào ứng cử viên D'Alema mà nhanh chóng đề cử ông Napolitano để hạn chế sự chống phá từ phe cánh ông Berlusconi. Phe của ông Berlusconi phản đối ông Napolitano vì ông Napolitano thuộc cánh tả, thuộc phe ông Prodi và đã từng là Bộ trưởng Nội vụ thời ông Prodi làm Thủ tướng.

Ông Prodi cần người thuộc phe mình trở thành tổng thống mới vì chỉ có như vậy mới đảm bảo sẽ được tân tổng thống giao nhiệm vụ thành lập chính phủ. Chính phủ càng được thành lập nhanh chóng bao nhiêu thì càng hạn chế được sự chống phá quyết liệt từ phía phe của ông Berlusconi bấy nhiêu, như vậy mới tránh được cảnh đêm dài lắm mộng.

Cuộc bầu tổng thống này cũng lại là một bi hài kịch như cuộc tổng tuyển cử. Ranh giới giữa thắng và thua rất mong manh; sự đối kháng giữa hai phe vẫn còn rất quyết liệt.

Chính trường Italia bị phân thành hai phái rõ rệt và xã hội Italia cũng bị phân cực sâu sắc - một tình trạng đã từng xuất hiện ở Italia hồi đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước và đã tạo cơ hội cho ông Berlusconi từ thương trường chinh phục chính trường.

Chẳng bi hài sao được khi chính ông Berlusconi lại đóng vai trò quan trọng trong việc làm cho tình trạng đó tái hiện và khi đất nước này sau 15 năm vẫn không tạo ra được sự khởi đầu mới. Chính trường Italia như miền đất dữ, đã tiêu hao 59 chính phủ kể từ sau thế chiến thứ 2. Ông Prodi sẽ cầm quyền sao đây khi hiện trong tay chỉ có thiên thời?...

Theo Thanh Niên

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Việc ông Trump tuyên bố 'Nga và Ukraine sẽ lập tức đàm phán về một lệnh ngừng bắn' khiến nhiều người lo ngại xứ sở cờ hoa có thể sớm rút khỏi tiến trình đàm phán về một cuộc chiến mà họ cho là 'tình huống của châu Âu'.

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm chiến sự giữa Nga và Ukraine hôm 16-5 kết thúc ảm đạm như bầu trời xám xịt của Istanbul hôm đó.

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar