24/05/2021 10:26 GMT+7

Bị ho khi đang ngủ, người đàn ông bất ngờ nuốt 4 răng giả vào phế quản

T.LŨY
T.LŨY

TTO - Ngày 24-5, các bác sĩ nội soi Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ vừa thực hiện nội soi can thiệp lấy hàm răng giả 4 chiếc, bị kẹt trong phế quản một nam bệnh nhân.

Bị ho khi đang ngủ, người đàn ông bất ngờ nuốt 4 răng giả vào phế quản - Ảnh 1.

Hình ảnh X-quang thấy hàm răng giả nằm trong phế quản bệnh nhân - Ảnh: BV cung cấp

Bệnh nhân là ông C.V.P. (52 tuổi, ở huyện Cái Nước, Cà Mau). Theo lời kể của gia đình, do trong lúc ngủ ông quên tháo hàm răng giả, trong đêm có ho và khi ngủ dậy thấy hàm răng giả 4 răng (hàm trên) bị mất, nuốt khó và bị đau nhiều ở cổ.

Ông được đưa đến khám tại một bệnh viện ở địa phương, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ. 

Tại đây, bác sĩ khám và chụp X-quang tim phổi để xác định vị trí dị vật. Bệnh nhân được chẩn đoán dị vật đường hô hấp, ngay sau đó được chỉ định nội soi phế quản ống mềm có gây tê để lấy dị vật ra. 

Sau khoảng 30 phút nội soi, các bác sĩ đã lấy ra dị vật là hàm răng giả tháo lắp có 4 răng ở vị trí ngay phế quản gốc phải.

Sau nội soi lấy dị vật, tình trạng bệnh nhân hết đau vùng cổ, phổi thông khí tốt và có thể xuất viện ngay trong ngày. 

Theo tiến sĩ Cao Thị Mỹ Thúy - trưởng khoa nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ: Dị vật đường thở thường xảy ra ở trẻ nhỏ, ở người lớn có phản xạ nuốt, ho khạc kém; người có răng giả nhưng không cố định chắc chắn. Hiện nay, nhiều người vẫn còn sử dụng các loại răng giả tháo lắp không được cố định, tiềm ẩn nguy cơ nuốt phải mà người sử dụng không lường trước được. Khi bị dị vật đường thở, bệnh nhân có thể có các triệu chứng ho, sặc rũ rượi sau khi dị vật xâm nhập; khó thở, tím tái, vật vã và đau ngực.

"Khi phát hiện mắc dị vật, hoặc thấy các triệu chứng nuốt đau, khó thở, cần đến ngay cơ sở y tế để được phát hiện lấy dị vật ra càng sớm càng tốt. Để lâu, nguy cơ xảy ra biến chứng và tổn thương phổi sẽ tăng lên theo thời gian", bác sĩ Thúy cảnh báo.

Ăn cơm, người phụ nữ nuốt luôn 4 chiếc răng giả mới trồng 10 ngày

TTO - Êkip nội soi Bệnh viện Đa khoa trung ương Cần Thơ vừa nội soi lấy 4 chiếc răng giả trong dạ dày một nữ bệnh nhân.

T.LŨY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar