03/02/2017 13:32 GMT+7

Bị ép uống rượu, bạn trẻ phải làm sao?

TRIỆU DỦ
TRIỆU DỦ

TTO - Bộ Y tế cho biết trong bảy ngày Tết Đinh Dậu (từ 26-1 đến 1-2), có gần 4.500 trường hợp nhập viện do đánh nhau, trong đó 550 trường hợp xác định nguyên nhân do rượu bia.

Đừng ép nhau uống rượu bia trong các buổi tiệc, ngày tết... - Ảnh: T.T.D.

"Chúng ta không nên dễ dàng thỏa hiệp với rượu bia nếu biết nó không tốt khi lạm dụng quá mức. Giới trẻ cũng không nên dùng bia rượu như một chất men xây “quan hệ”, như vậy là quá dễ dàng chấp nhận sự mời mọc" - tiến sĩ văn hóa Lý Tùng Hiếu chia sẻ.

Nhiều bạn trẻ vào những dịp lễ Tết phải “hầu rượu” từ bạn bè đến những bậc cha chú, nếu không sẽ bị xem là “không tôn trọng”.

Vài ly thì vui, vài lít là muốn trốn

Nguyễn Hữu Trí - sinh viên năm cuối ĐH Nông lâm TP.HCM ngành nông học (quê Cà Mau) - cho hay bản thân anh là người nông thôn nhưng không thích uống bia rượu do “tửu lượng” kém cũng như sức khỏe không cho phép. Mỗi lần về quê vào dịp lễ lớn hoặc Tết, Trí đều né tránh các bàn nhậu vì mỗi khi ngồi xuống thì sẽ phải “hầu rượu” thâu đêm suốt sáng.

“Về quê mọi người quý lắm, gặp mình là phải mời vào nhà nhậu cho bằng được. Lần lượt từng cô chú, anh chị hỏi thăm chuyện học hành. Có những người mình không quen biết nhưng nếu mời mà không uống thì họ lại bảo là xem thường” - Trí kể lại.

Trí là người con miền Tây lên thành phố học, một năm chỉ về quê được 2-3 lần vào dịp lễ và Tết. Chính vì thế, cậu cho hay mọi người thấy người ở xa về, lại học hành đến nơi đến chốn "nên thương lắm", mà càng thương là càng... bắt uống rượu.

“Nếu từ chối sẽ có người lên tiếng ngay là “cháu xem thường chú phải không?” Chính vì thế dù có chóng hết cả mặt cũng phải ráng uống để chú bác vui lòng” - Trí nói.

Theo như Trí chia sẻ, lúc còn học phổ thông bố mẹ không cho uống vì sợ con không nên người. Nhưng từ khi lên đại học thì bố mẹ không “can thiệp” được nữa. Có lúc cậu phải chọn cách ở lại Sài Gòn làm thêm để né một đợt về thăm quê. Bởi lẽ căn bệnh viêm dạ dày mãn tính của cậu không cho phép uống nhiều bia rượu.

Bạn Ngọc Minh - sinh viên mới ra trường ngành luật hành chính (ĐH Cần Thơ) - chia sẻ anh bị một người trong xóm ép uống nhiều. Quá mệt mỏi nằm gục xuống ngủ thì người này cho rằng cậu xem thường và đã chửi bới, gây gổ.

“Mình bị anh này chửi và đòi đánh vì lý do “ỷ người thành phố khinh người ở quê” - Minh kể lại.

Nhiều bạn nữ cũng chịu chung cảnh khi  lý do “nam nữ bình đẳng” được lấy ra để mời mọc trong bàn nhậu. Ngọc Khuê - sinh viên Trường ĐH Tài chính Marketing khoa quản trị kinh doanh - chia sẻ về câu chuyện bị ép uống đến... nôn thốc nôn tháo.

“Mình không giỏi uống rượu, nên khi nhập tiệc lại khui nước ngọt ra uống nhưng thường bị các anh chị lớn hất ra, đổ bia vào...” - Khuê nhăn mặt than thở.

Không nên thỏa hiệp với sự mời mọc

Chia sẻ với Tuổi Trẻ về tình trạng ép nhau uống rượu, tiến sĩ văn hóa Lý Tùng Hiếu cho rằng: "Khi người ta dùng rượu thì họ ngầm hiểu rằng “vô tửu bất thành lễ” nên rượu là một phương tiện của lễ. Nhưng khi dùng rượu là phải dùng đúng lễ chứ không phải ép cho nhau say mèm rồi nôn ói”.

Cũng theo tiến sĩ Tùng Hiếu, nguyên nhân có việc ép rượu là từ hai thói quen của người Việt: “Đầu tiên, xuất phát từ những người tha phương cầu thực, họ gặp lại và cùng nhau mang tiếng hát lời ca, ly rượu để giao hảo, kết bạn.

Ngoài ra, sau những mùa vụ, người nông dân cùng nâng ly để chúc mừng, ăn chơi xả láng sau những ngày làm việc cật lực. Từ đó, hình thành thói quen tụ tập anh em lối xóm để uống cho say mèm rồi đi ngủ, sáng mai khỏe khoắn đi làm trở lại".

Tiến sĩ Tùng Hiếu phân tích tình trạng ép giới trẻ uống rượu của người lớn: “Uống với nhau chung rượu là nét văn hóa xưa nay của người Việt. Tuy nhiên, chúng ta không nên dễ dàng thỏa hiệp với rượu bia khi biết nó không tốt nếu lạm dụng quá mức.

Giới trẻ cũng không nên dùng bia rượu như một chất men xây “quan hệ”, như vậy là quá dễ dàng chấp nhận sự mời mọc. Dần dần cũng hình thành thói xấu vì làm dụng quá mức và xảy ra nhiều hệ lụy.

Tiến sĩ Hiếu chia sẻ về cách từ chối mời rượu: “Trong trường hợp này mình chỉ có thể “hòa nhi bất đồng” (Hôm nay con không được khỏe nhưng con sẽ cố gắng uống với chú, với bác một chung rượu để bày tỏ sự kính trọng).

Họ thương mình, quý mình mới mời uống, vậy nên chỉ cần mình từ chối bằng cách nói rằng: mình bận lái xe đường dài có việc gấp hoặc phải xử lý việc cuối năm... Nhắc đến chuyện học hành, đi lại thì không ai lại nỡ để con, cháu mình thiếu tỉnh táo làm việc cả.

Với bạn nữ bị ép uống thì có thể chọn cách uống “nhấp môi” hoặc đi cùng anh trai, bạn trai để nhờ họ đỡ giúp”.

TRIỆU DỦ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp ‘chạy’ xong 14 thủ tục vẫn chưa xong vì ‘dự án chưa có trong quy hoạch’

Vòng địa phương Diễn đàn kinh tế tư nhân khu vực miền núi phía Đông Bắc Bộ ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp của doanh nghiệp trẻ. Điều nổi cộm khiến doanh nghiệp nhỏ miền núi hụt hơi vì phải chạy theo quy hoạch.

Doanh nghiệp ‘chạy’ xong 14 thủ tục vẫn chưa xong vì ‘dự án chưa có trong quy hoạch’

Ngắm chó cảnh, 'hoa hậu' mèo trong cuộc thi thú cưng đầu tiên tại miền Trung

Hàng trăm chú chó cảnh quý, "hoa hậu" mèo tụ hội về Đà Nẵng trong cuộc thi thú cưng lần đầu tổ chức tại miền Trung.

Ngắm chó cảnh, 'hoa hậu' mèo trong cuộc thi thú cưng đầu tiên tại miền Trung

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Tôi quyết định áp dụng việc cấm điện thoại ở nhiều buổi học hơn, với hy vọng kéo dần các bạn về trạng thái tư duy học tập độc lập cần có.

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con 'quay lưng', làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Cuộc sống tôi mơ ước chỉ là ngày ngày bình yên bên gia đình nhỏ, không cần nhà lầu xe hơi, chỉ mong ngôi nhà thật sự là một tổ ấm.

Nhọc nhằn mưu sinh, chồng con 'quay lưng', làm sao tôi giữ được sự dịu dàng?

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Tôi ra đời làm đứa con 'lộc trời cho' trong ánh mắt nửa mừng rỡ, nửa lo lắng của những người đã bước sang bên kia dốc cuộc đời.

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar