18/10/2017 08:35 GMT+7

Bị cấm vận, Triều Tiên buôn bán ra sao?

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Hong Kong là một trong hai nơi tập trung các công ty bình phong của Bình Nhưỡng, điểm thứ hai là British Virgin Islands, theo điều phối viên Hugh Griffiths của Ban chuyên gia về Triều Tiên của Liên Hiệp Quốc

 
Bình Nhưỡng - Ảnh: THÁI LỘC

CNN tìm đến địa chỉ ở Hong Kong của Unaforte Limited, một công ty bị Liên Hiệp Quốc xếp vào danh sách các công ty vi phạm trừng phạt quốc tế đối với Triều Tiên.

Tuy nhiên tại phòng 2103 trên tầng 21 của tòa nhà Easey, đó lại là một công ty hoàn toàn khác và nhân viên công ty này khẳng định chưa từng nghe nói về Unaforte.

“Đất lành” Hong Kong

Hong Kong là một trong hai nơi tập trung các công ty bình phong của Bình Nhưỡng, điểm thứ hai là British Virgin Islands, theo điều phối viên Hugh Griffiths của Ban chuyên gia về Triều Tiên của Liên Hiệp Quốc - cơ quan chịu trách nhiệm giám sát thực thi cấm vận đối với nước này.

“Không có gì ngạc nhiên khi Hong Kong nổi bật trong báo cáo của chúng tôi - ông Griffiths nói - Đó là trung tâm tài chính quốc tế lớn gần với Triều Tiên nhất... Trước nay, đó cũng là trung tâm thương mại của thế giới và có quy định lỏng hơn Bắc Kinh”.

Truy tìm trong dữ liệu của Hong Kong về Unaforte, điều tra của CNN chỉ tìm thấy một cái tên có hộ chiếu của Dominica nhưng không có số điện thoại. Việc đăng ký thành lập một công ty ở Hong Kong chỉ cần có một giám đốc và một thư ký (có thể là một người hoặc một công ty đặt tại đặc khu). Công ty mới thành lập phải đặt tại Hong Kong nhưng được phép chia sẻ văn phòng với công ty thư ký.

Do đó, Hong Kong có vô số công ty dịch vụ thư ký để hỗ trợ các khách hàng nước ngoài. Prolive Consultants, công ty thư ký của Unaforte, khi được hỏi về khách hàng bí ẩn của mình chỉ trả lời họ “không can thiệp vào chuyện làm ăn của khách hàng”.

“Việc này, dù hợp pháp nhưng đã để cho Triều Tiên ngụy trang danh tính và quốc tịch, thực sự ai đứng sau các công ty đăng ký này?” - ông Griffiths đặt câu hỏi. C4ADS, một công ty phân tích an ninh tại Mỹ, xác định có tới hơn 160 công ty bình phong của Bình Nhưỡng trong báo cáo năm ngoái.

Còn Sayari Analytics, công ty chuyên theo dõi liên hệ giữa các công ty, xác định hơn 100 công ty tại Hong Kong dính líu đến các doanh nghiệp của Triều Tiên đang chịu cấm vận.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un

Đường đi của hàng, tiền

Năm 2016, Washington đã điểm mặt Công ty Trung Quốc Dandong Hongxiang Industrial Development (DHID) có dính líu đến Triều Tiên sau khi phát hiện giao dịch mua bán đường tinh luyện trị giá hơn 6 triệu USD của Bình Nhưỡng.

Để mua số hàng này, Triều Tiên đã đánh một vòng rất lớn từ công ty Trung Quốc, qua một ngân hàng, một công ty của Canada.

Những công ty như DHID và Unaforte làm ăn bằng USD, nghĩa là những giao dịch của họ sẽ đi qua Mỹ và lọt vào tầm ngắm của Washington. Theo báo cáo của chuyên gia Anthony Ruggiero trình bày trước Quốc hội Mỹ, để tránh sự để ý của Washington, Bình Nhưỡng đã sử dụng cơ chế sổ cái tín dụng để ẩn nấp sau các giao dịch.

Theo đó, khi mua bán với công ty Trung Quốc, số tiền thanh toán cho Bình Nhưỡng sẽ được công ty Trung Quốc giữ lại như một hình thức “tín dụng” và Bình Nhưỡng có thể đổi tín dụng lấy các mặt hàng khác. Mỗi bên sẽ giữ một sổ cái theo dõi chi tiêu.

Để che giấu sự liên quan của Triều Tiên, các công ty Trung Quốc thường lập ra các công ty bình phong tại Trung Quốc hoặc các nơi khác.

DHID có 13 công ty bình phong tại Hong Kong, trong đó có bảy công ty nằm chung một địa chỉ ở Wan Chai, không xa địa chỉ của Công ty Unaforte.

“Các công ty ở Hong Kong và Trung Quốc thường có liên hệ mật thiết, chẳng hạn có chung giám đốc hoặc chủ sở hữu, và hoạt động như là một phần mạng lưới hỗ trợ Triều Tiên - chuyên gia Jessica Knight của Công ty Sayari giải thích - Vì mạng lưới hỗ trợ Triều Tiên phần lớn đặt tại Trung Quốc nên không có gì ngạc nhiên khi mạng lưới này thường đi qua Hong Kong”.

Hong Kong chính là nơi tập trung các công ty bình phong để CHDCND Triều Tiên làm ăn và né tránh trừng phạt quốc tế.

Bình Nhưỡng bán những gì?

Theo trang Observatory of Economic Complexity, hoạt động xuất khẩu của Triều Tiên trong năm 2015 chủ yếu là xuất khẩu than (chiếm 34%), tiếp theo là quần áo và các mặt hàng như sắt, đồng, hải sản... và nhập khẩu vải, thiết bị điện tử, nhiên liệu, sản phẩm sắt thép, nhựa. Trung Quốc là đối tác lớn nhất của Bình Nhưỡng trong xuất khẩu lẫn nhập khẩu, tiếp theo là Ấn Độ, Nga, Pakistan, Philippines.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hành trình 6 năm của Shinhan Finance tại Việt Nam

6 năm trước, Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance) chính thức góp mặt tại Việt Nam, một thị trường năng động nhưng đầy thách thức.

Hành trình 6 năm của Shinhan Finance tại Việt Nam

Doanh số tăng trưởng, Toyota duy trì ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ

Toyota đã hoàn thành cột mốc doanh số tích lũy 1 triệu xe ngay sau ngày đầu tiên của tháng 7, tiếp tục duy trì ưu đãi hấp dẫn cho khách mua xe.

Doanh số tăng trưởng, Toyota duy trì ưu đãi lên đến 100% lệ phí trước bạ

Vietbank chính thức ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) hợp tác với Công ty Cổ phần Giải pháp Thanh toán Việt Nam (VNPAY) chính thức ra mắt dịch vụ Nền tảng số dành cho khách hàng doanh nghiệp - Vietbank DigiBiz.

Vietbank chính thức ra mắt nền tảng số dành cho doanh nghiệp

Ra mắt dịch vụ trả sau ‘MWG PayLater’

Ngày 30-6, Ngân hàng số Cake by VPBank và công ty cổ phần Thế Giới Di Động công bố hợp tác chiến lược, ra mắt dịch vụ trả sau mang thương hiệu riêng đầu tiên của tập đoàn MWG - “MWG PayLater”.

Ra mắt dịch vụ trả sau ‘MWG PayLater’

Sacombank thông báo chấm dứt hoạt động của một số phòng giao dịch

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) trân trọng thông báo chấm dứt hoạt động của 05 phòng giao dịch (từ ngày 30-6-2025).

Sacombank thông báo chấm dứt hoạt động của một số phòng giao dịch

Nhật Bản: Đơn hàng chưa hoàn thành của ngành xây dựng lên tới 100 tỉ USD

Sự chậm trễ trong ngành xây dựng, do tình trạng thiếu hụt lao động kéo dài gây ra, đã trở nên nghiêm trọng hơn từ năm ngoái, khi giới hạn làm thêm giờ mới càng làm tăng áp lực lên người lao động.

Nhật Bản: Đơn hàng chưa hoàn thành của ngành xây dựng lên tới 100 tỉ USD
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar