01/07/2025 17:50 GMT+7

Nhật Bản: Đơn hàng chưa hoàn thành của ngành xây dựng lên tới 100 tỉ USD

Sự chậm trễ trong ngành xây dựng, do tình trạng thiếu hụt lao động kéo dài gây ra, đã trở nên nghiêm trọng hơn từ năm ngoái, khi giới hạn làm thêm giờ mới càng làm tăng áp lực lên người lao động.

Nhật Bản - Ảnh 1.

Một công trường xây dựng ở Nhật Bản - Ảnh: bloomberg.com

Các quy định mới của Chính phủ Nhật Bản về giờ làm thêm càng gây thêm căng thẳng cho lực lượng lao động vốn đã quá tải của nước này.

Tình trạng tồn đọng trong các dự án xây dựng nhà máy và thương mại đang ngày càng tăng trên khắp Nhật Bản, với số lượng đơn hàng chưa hoàn thành tăng vọt lên mức hơn 15.000 tỉ yen (103 tỉ USD).

Sự chậm trễ trong ngành xây dựng, do tình trạng thiếu hụt lao động kéo dài gây ra, đã trở nên nghiêm trọng hơn kể từ năm ngoái, khi các giới hạn làm thêm giờ mới càng làm tăng áp lực lên lực lượng lao động vốn đã mỏng manh của ngành.

Được biết đến là trụ cột của nhu cầu trong nước, ngành xây dựng chiếm khoảng 5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nhật Bản và gần một phần ba tổng chi tiêu vốn. Nếu ngành này không đẩy nhanh tốc độ thực hiện dự án, đầu tư tư nhân và chi tiêu cơ sở hạ tầng công cộng có thể bị đình trệ, đe dọa tăng trưởng kinh tế nói chung.

Một công ty đang phải đối mặt với sự chậm trễ của dự án do thiếu hụt lao động là Aeon Mall. Nhà phát triển bán lẻ này đã hoãn kế hoạch khai trương trung tâm mua sắm của mình tại Date, tỉnh Fukushima, phía Bắc Tokyo, từ cuối năm 2024 đến nửa cuối năm 2026, với lý do không thể đảm bảo đủ công nhân để hoàn thành việc xây dựng đúng tiến độ.

Một viên chức công ty cho biết: "Thách thức ở khu vực Đông Bắc (Tohoku) không chỉ nằm ở nhóm công nhân xây dựng hạn chế mà còn ở sự phân tán địa lý rộng lớn của họ".

Những trường hợp tương tự đã xảy ra trên khắp Nhật Bản. Theo số liệu thống kê từ Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch, tính đến tháng 3-2025, lượng đơn hàng tồn đọng tại các công ty xây dựng đã đạt 15.300 tỉ yen tính theo trung bình động 12 tháng. Đây là mức cao nhất kể từ tháng 4/2011, thời điểm bắt đầu có dữ liệu ngành mang tính so sánh.

Theo khảo sát của Bộ Nội vụ và Truyền thông, tính đến năm 2024, ngành xây dựng đã tuyển dụng 4,77 triệu lao động, giảm 6% so với một thập kỷ trước. Trong số đó, 800.000 người từ 65 tuổi trở lên, chiếm gần 20% lực lượng lao động, tăng 5 điểm % so với cùng kỳ.

Sự chú trọng ngày càng tăng của xã hội đối với cân bằng giữa công việc và cuộc sống đã khiến ngành xây dựng gặp nhiều khó khăn hơn trong việc đảm bảo nguồn lao động.

Các quy định có hiệu lực từ tháng 4-2024 nhìn chung giới hạn số giờ làm thêm của công nhân xây dựng ở mức 45 giờ mỗi tháng và 360 giờ mỗi năm. Kết quả là, số giờ làm việc trung bình trên mỗi người trong ngành xây dựng đã giảm 32,3 giờ trong năm 2024 so với năm trước đó - mức giảm vượt xa mức trung bình toàn ngành là 14,3 giờ.

Cuộc cạnh tranh giành lao động ngày càng trở nên gay gắt. Tại Hokkaido, nơi nhà sản xuất chip bán dẫn Nhật Bản Rapidus đang xây dựng nhà máy sản xuất hàng loạt chip tiên tiến, số lượng công nhân xây dựng được tuyển dụng bởi các nhà thầu có quy mô từ 10 lao động trở lên đã đạt khoảng 130.000 người trong năm 2023, tăng 23% so với năm trước đó.

Mức lương cơ bản hàng tháng tại khu vực này trung bình vào khoảng 326.000 yen, tăng hơn 30.000 yen, trong khi mức tăng trung bình toàn quốc chỉ khoảng 14.000 yen.

Các công ty xây dựng đang siết chặt tiêu chí đối với các dự án mới, với sự xem xét kỹ lưỡng hơn về biên lợi nhuận. Năm 2024, đơn giá trung bình cho các công trình xây dựng công nghiệp khu vực tư nhân đã tăng 18% so với năm trước, đạt khoảng 300.000 yen mỗi mét vuông.

Một Giám đốc điều hành cấp cao tại một công ty xây dựng lớn cho biết: "Chúng tôi đánh giá cẩn thận các dự án dựa trên tiềm năng lợi nhuận và thời gian hoàn thành dự kiến". Không thể đảm bảo đủ lao động hoặc giành được các dự án có biên lợi nhuận tốt, nhiều công ty nhỏ đã buộc phải phá sản.

Tình trạng tắc nghẽn trong ngành xây dựng cũng trở nên trầm trọng hơn bởi một yếu tố đặc thù của ngành: Sự phụ thuộc dai dẳng vào cơ cấu lao động thủ công, đòi hỏi nhiều nhân công.

Ông Takayuki Sueyoshi, chuyên gia kinh tế cấp cao tại Viện nghiên cứu Daiwa ở Tokyo cho biết: "Ngành xây dựng của Nhật Bản chậm ứng dụng công nghệ thông tin, phần lớn do lĩnh vực này bị chi phối bởi các công ty quy mô nhỏ".

Theo ước tính của viện này, các công ty xây dựng Nhật Bản chỉ đầu tư khoảng 1/5 mức đầu tư trên mỗi lao động vào phần mềm tiết kiệm nhân công và nâng cao hiệu quả so với các công ty cùng ngành ở Anh và Pháp.

Với vai trò thiết yếu của ngành xây dựng trong nền kinh tế Nhật Bản, việc nâng cao năng lực quản lý khối lượng công việc của các nhà thầu xây dựng cần được đặt lên hàng đầu. Nếu tình trạng thiếu hụt lao động tiếp diễn, ngành này sẽ buộc phải đẩy nhanh quá trình số hóa và triển khai các biện pháp khác nhằm nâng cao năng suất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Chủ đề: nhật bản

Tin cùng chuyên mục

The Five Villas & Resort Quangnam Danang - điểm đến cho kỳ nghỉ gia đình

Với những căn biệt thự nằm sát bên bờ biển Non Nước, hòa mình trong không gian thiên nhiên xanh mát, The Five Villas & Resort Quangnam Danang là lựa chọn phù hợp để các gia đình tận hưởng kỳ nghỉ yên bình và có những trải nghiệm đẳng cấp.

The Five Villas & Resort Quangnam Danang - điểm đến cho kỳ nghỉ gia đình

Điểm tin 18h: Thú vị robot phục vụ tại phường Thủ Đức; Tổng điều tra nông nghiệp toàn quốc

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 1-7-2025

Điểm tin 18h: Thú vị robot phục vụ tại phường Thủ Đức; Tổng điều tra nông nghiệp toàn quốc

Herbalife đồng hành khích lệ Đội tuyển Bóng đá Nữ Quốc gia Việt Nam

Ngày 29-6 vừa qua, Herbalife tổ chức khu vực Booth Activation & Fanzone lần đầu tiên với sự tham gia của đông đảo thành viên độc lập tại sân vận động Việt Trì, Phú Thọ.

Herbalife đồng hành khích lệ Đội tuyển Bóng đá Nữ Quốc gia Việt Nam

Túi xách hàng hiệu và nạn phá rừng tại Amazon

Chăn nuôi gia súc để lấy da làm túi xách và các sản phẩm thời trang cao cấp chính là nguyên nhân hàng đầu gây ra nạn phá rừng quy mô lớn trong những năm gần đây tại lưu vực Amazon.

Túi xách hàng hiệu và nạn phá rừng tại Amazon

Ngành vận tải đường biển đối mặt với nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn GPS

Nhiều con tàu vận tải đi qua Biển Đen, Biển Đỏ, Biển Baltic và đặc biệt là Vịnh Ba Tư cùng eo biển Hormuz có nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn định vị GPS.

Ngành vận tải đường biển đối mặt với nguy cơ mất an toàn vì nhiễu loạn GPS

Chọn ngành 'kén người học' - Khác biệt để tạo dấu ấn

Không ít bạn trẻ e ngại rằng chọn ngành "kén người học" có thể khiến mình bị thiệt thòi. Nhưng thực tế cho thấy, chính những người dám chọn lối đi riêng mới là người dễ vươn xa.

Chọn ngành 'kén người học' - Khác biệt để tạo dấu ấn
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar