24/11/2024 11:55 GMT+7

Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ mới đang xây bị bỏ hoang, còn bệnh viện cũ lại quá tải trầm trọng

Dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ tạm dừng thi công từ năm 2022. Từ đó đến nay, khối nhà bệnh viện nằm phơi mưa nắng, cỏ dại mọc um tùm.

Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ mới đang xây bị bỏ hoang, còn bệnh viện cũ lại quá tải trầm trọng - Ảnh 1.

Công trình xây dựng Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ bỏ hoang từ năm 2022 đến nay - Ảnh: T.LŨY

Thông tin từ Sở Y tế TP Cần Thơ ngày 24-11 cho biết công trình xây dựng Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ (quy mô 500 giường) hiện đang trong quá trình làm thủ tục điều chỉnh đầu tư. Dự kiến thời gian thực hiện dự án điều chỉnh đến cuối năm 2027.

Ghi nhận của PV Tuổi Trẻ Online, tại TP Cần Thơ có 2 dự án bệnh viện đang chậm tiến độ, bị đình trệ phơi mưa nắng nhiều năm nay được xem là dự án nguy cơ gây lãng phí khiến dư luận bức xúc.

Đó là dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ vốn đầu tư hơn 1.700 tỉ đồng, được quy hoạch là bệnh viện hiện đại nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng "trùm mền" từ năm 2022 đến nay. 

Dự án còn lại, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình trung ương Cần Thơ (trực thuộc Bộ Y tế), được khởi công xây dựng từ tháng 12-2020 đến nay mới hoàn thành xây dựng khối nhà chính, các công trình phụ trợ vẫn đang thi công và chưa đưa vào sử dụng.

Dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ có tổng mức đầu tư ban đầu hơn 1.700 tỉ đồng (được ký hiệp định vốn từ nguồn vốn ODA với Chính phủ Hungary và đối ứng trong nước), quy mô 500 giường. 

Khởi công tháng 10-2017, dự kiến hoàn thành sau 3 năm (cuối năm 2020), dự án được kỳ vọng trở thành bệnh viện ung bướu lớn nhất và hiện đại nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Tuy nhiên, năm 2022 dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ tạm dừng thi công khi đạt 82% khối lượng xây dựng hơn 16% phần cung cấp và lắp đặt thiết bị. Từ đó đến nay, khối nhà bệnh viện nằm phơi mưa nắng, cỏ dại mọc um tùm.

Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ mới đang xây bị bỏ hoang, còn bệnh viện cũ lại quá tải trầm trọng - Ảnh 3.

Bên trong công trình xây dựng Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ - Ảnh: T.LŨY

Theo Sở Y tế TP Cần Thơ - đơn vị chủ đầu tư dự án - nguyên nhân dự án phải tạm dừng thi công một phần do hợp đồng xây dựng cũng như hiệp định vay vốn hết hiệu lực (năm 2022). 

Trong quá trình xây dựng, liên danh nhà thầu (phía Hungary) liên tục đề xuất điều chỉnh trang thiết bị y tế chuyên dùng, vật liệu và thiết bị xây dựng khác hợp đồng, không bảo đảm tỉ lệ 50% hàng hóa xuất xứ Hungary nên phải điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh hiệp định vay, ảnh hưởng lớn đến tiến độ.

Bên cạnh đó, một phần do bên đại diện chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm thực hiện dự án vốn ODA, dẫn đến các thủ tục chậm trễ kéo dài…

Từ đó đến nay đã nhiều cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và trong cuộc tiếp xúc cử tri tháng 7-2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã chỉ đạo lãnh đạo TP Cần Thơ cùng bàn bạc xin ý kiến các bộ, ngành trung ương để làm thủ tục chuyển đổi, khởi động lại dự án bằng nguồn vốn trong nước, với tinh thần "khó mấy cũng phải làm".

Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ mới đang xây bị bỏ hoang, còn bệnh viện cũ lại quá tải trầm trọng - Ảnh 4.

Bên trong công trình xây dựng Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ bỏ hoang - Ảnh: T.LŨY

Đáng nói, trong khi dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ mới xây dựng dang dở, phơi mưa nắng gây lãng phí thì Bệnh viện Ung bướu TP Cần Thơ (cơ sở cũ) tiếp tục hoạt động trong tình trạng cơ sở vật chất xuống cấp, quá tải nghiêm trọng. 

Nhiều năm nay, Bệnh viện Ung bướu cũ hoạt động trên tòa nhà cũ xuống cấp, chắp vá, trong khi vẫn phải tiếp nhận khối lượng lớn bệnh nhân đến từ TP Cần Thơ và các tỉnh lân cận. 

Hiện mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận trên 500 lượt bệnh nhân đến khám, khoảng 500 giường bệnh điều trị nội trú, do chật chội quá tải, bệnh nhân phải chịu cảnh 2-3 người/giường.

Theo ông Hoàng Quốc Cường - giám đốc Sở Y tế Cần Thơ - UBND TP đã có văn bản gửi Chính phủ, các bộ, ngành để tháo gỡ về tiêu chuẩn trang thiết bị, điều chỉnh chủ trương nhằm khởi động lại dự án. 

Giải pháp được Chính phủ và các bộ, ngành thống nhất là dùng vốn trong nước triển khai tiếp thay cho vốn ODA (hết hạn giải ngân); đàm phán với tổng thầu EPC các nội dung vướng mắc.

“Sau khi thống nhất sử dụng nguồn vốn trong nước, cơ cấu nguồn vốn dự kiến điều chỉnh thành vốn vay ODA đã giải ngân hơn 272 tỉ đồng, vốn ngân sách trung ương hơn 1.123 tỉ đồng và vốn đối ứng của TP Cần Thơ hơn 332 tỉ đồng.

Về thủ tục tái khởi động dự án, hiện Sở Y tế đang rà soát hoàn thiện báo cáo nghiên cứu tiền khả thi điều chỉnh để các sở, ngành góp ý và trình cấp thẩm quyền phê duyệt. Sau khi có nghị quyết của HĐND, Sở Y tế sẽ hoàn chỉnh hồ sơ trình UBND TP Cần Thơ để gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định điều chỉnh chủ trương đầu tư”, ông Cường cho biết thêm. 

Bệnh viện Ung bướu nghìn tỉ ‘đứng bánh', Cần Thơ xin điều chuyển vốn

359 tỉ đồng dự kiến bố trí cho dự án Bệnh viện Ung bướu Cần Thơ năm nay, tuy nhiên hiệu lực hiệp định vay vốn đã hết nên không thể giải ngân.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Bí quyết mùa hè vui trọn cho trẻ, mẹ chuẩn bị từ hôm nay!

Mùa hè – khoảng thời gian tuyệt vời để con trải nghiệm, vui chơi, khám phá thế giới. Nhưng với mẹ, đây cũng là mùa của muôn vàn những nỗi lo.

Bí quyết mùa hè vui trọn cho trẻ, mẹ chuẩn bị từ hôm nay!

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Chỉ sau 1 năm thành lập, công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ đã tăng vốn gấp 15 lần và nhiều lần thay đổi người đại diện pháp luật, chủ sở hữu.

Công ty bán sản phẩm giảm cân ‘Ngân 98’ có gì lạ?

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

Để ứng phó với biến chủng Omicron XEC, Sở Y tế TP.HCM đề nghị cơ sở khám chữa bệnh tăng cường giám sát, tuân thủ đeo khẩu trang đối với toàn bộ người ra vào bệnh viện.

Khẩn: Ứng phó biến chủng Omicron XEC, TP.HCM đề nghị toàn bộ người ra vào bệnh viện đeo khẩu trang

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư

Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.

Đi bộ 7.000 bước mỗi ngày, giảm nguy cơ mắc 13 loại ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar