30/12/2011 08:22 GMT+7

Bệnh viện thiếu thuốc hóa trị ung thư

LÊ THANH HÀ
LÊ THANH HÀ

TT - Các bệnh viện ở TP.HCM đã hết thuốc hóa trị truyền tĩnh mạch có tên là 5-FU (Fluorouracil) và hiện nay vẫn chưa biết kiếm đâu ra thuốc này.

Phóng to
Truyền thuốc để hóa trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM Ảnh: L.TH.H.

5-FU được sản xuất bởi Công ty dược phẩm Ebewe (Áo) có văn phòng đại diện tại địa chỉ 12 Mạc Đĩnh Chi, Q.1, TP.HCM. Theo các bệnh viện, sản phẩm này có mặt tại Việt Nam nhiều năm qua.

Bệnh nhân kêu trời

Ngày 28-12, ông Phạm Văn Đê (54 tuổi, Q.Tân Phú, TP.HCM) điện thoại đến đường dây nóng Tuổi Trẻ nhờ lên tiếng với cơ quan có trách nhiệm nhanh chóng cho nhập thuốc 5-FU để điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư. Theo ông Đê, ông bị ung thư đại tràng và đang điều trị tại Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương (TP.HCM). Sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, ông được cho hóa trị năm đợt thuốc trong năm tháng, nhưng đến đợt hóa trị lần thứ sáu mới đây thì bệnh viện hết thuốc, bác sĩ bảo ông ra ngoài mua.

Nhiều ngày qua, ông đi khắp các trung tâm bán sỉ dược phẩm, đến các nhà thuốc lớn, đến cả Bệnh viện Ung bướu TP.HCM để hỏi mua thuốc nhưng tất cả đều lắc đầu và trả lời là “Nhà nước không cho nhập nữa”. “Nếu không có thuốc, chúng tôi phải đối diện với nguy cơ tái phát bệnh và thời gian điều trị dang dở vừa qua coi như không mang lại hiệu quả điều trị” - ông Đê nói.

Không chỉ ông Đê, nhiều bệnh nhân bị các bệnh ung thư vú, dạ dày, phổi... cũng rất lo lắng khi hay tin thuốc hóa trị ung thư đã hết, không biết đến khi nào có.

Bệnh viện bối rối

Ảnh hưởng đến điều trị

Theo bác sĩ Trần Nguyên Hà - trưởng khoa nội 4 Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, thuốc 5-FU có mặt trong hầu hết mọi phác đồ điều trị ung thư, sử dụng nhiều nhất trong điều trị ung thư vú và ung thư đại trực tràng. Hiện nay có một số thuốc mới nhưng chỉ có thể thay thế 5-FU trong một số trường hợp. Việc gián đoạn thuốc điều trị trong 1-2 tuần còn tạm chấp nhận được, nếu gián đoạn lâu 1-2 tháng thì buộc lòng phải dùng phác đồ khác thay thế.

Thực tế cho thấy tại các bệnh viện không còn thuốc hóa trị 5-FU cho bệnh nhân ung thư. Theo dược sĩ Nguyễn Văn Hồng - phụ trách khoa dược Bệnh viện Chợ Rẫy, thuốc 5-FU do Tổng công ty Dược phẩm Sài Gòn (Sapharco) trúng thầu cung ứng thuốc nhưng công ty không có hàng cung ứng. Bệnh viện hết thuốc 5-FU hơn một tháng nay và đã gửi đơn đến Cục Quản lý dược xin quota nhập thuốc nhưng chưa biết thế nào. Trước tình trạng hết thuốc 5-FU, bệnh viện phải sử dụng thuốc Capecin thay thế.

Bệnh viện 115 cũng đã hết sạch thuốc 5-FU. Bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh - trưởng Trung tâm ung bướu Bệnh viện 115 - nói: “Bệnh viện cũng than trời khi đơn vị cung cấp nói không có thuốc. Chu kỳ truyền hóa chất có 5-FU sắp tới đây cho những bệnh nhân đến đợt hóa trị, bệnh viện chưa biết tính sao”.

Theo bác sĩ Ngọc Anh, 5-FU là thuốc cực kỳ thiết yếu trong điều trị nhiều loại ung thư đại trực tràng, dạ dày, vú, phổi... Tuy cũng có một vài thuốc khác thay thế 5-FU có nguồn gốc từ Ấn Độ, Hàn Quốc nhưng thuốc 5-FU chính hãng của Áo có giá rẻ gần bằng thuốc phiên bản của các hãng Ấn Độ và Hàn Quốc, các bệnh viện thường ưu tiên chọn hàng chính hãng. Hiện các bệnh viện đang chạy nháo nhào hỏi mượn lẫn nhau nhưng hầu như chẳng còn bệnh viện nào có thuốc.

Dược sĩ Nguyễn Thị Ngọc Dung - trưởng khoa dược Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - cho biết thuốc này chỉ còn đủ dùng trong một hai ngày nữa. Bệnh viện đã báo cáo Cục Quản lý dược về việc thiếu thuốc và xin nhập khẩn cấp. Bác sĩ Lê Hoàng Minh - giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - xác nhận 5-FU nằm trong nhiều phác đồ chuẩn điều trị ung thư, thiếu nó thì bác sĩ phải tìm cách điều chỉnh lại phác đồ. Dù bệnh viện có 5-FU dạng uống nhưng 5-FU dạng uống không được như phác đồ điều trị chuẩn.

Dược sĩ Trần Đình Khoa - trưởng phòng kinh doanh Sapharco, đơn vị trúng thầu và phân phối thuốc 5-FU cho nhiều bệnh viện tại TP.HCM - cho biết theo thông tin từ văn phòng đại diện Công ty Ebewe, việc thiếu thuốc 5-FU là do nhà sản xuất ở nước ngoài sáp nhập, nâng cấp nhà máy. Ngày 29-12, chúng tôi đã nhiều lần liên hệ bằng điện thoại đến văn phòng đại diện Công ty Ebewe xin gặp người có trách nhiệm để nghe câu trả lời chính xác vì sao hết thuốc và khi nào mới có thuốc cung ứng cho các bệnh viện, nhưng nhân viên của công ty này trả lời là trưởng văn phòng đại diện đang bận hoặc đang đi công tác..

LÊ THANH HÀ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

Trong lúc đi câu cá gần nhà, người đàn ông bị ong vò vẽ đốt. Dù đã đến bệnh viện điều trị nhưng do bị nhiều vết đốt, ông không qua khỏi.

Người đàn ông ở Cà Mau bị ong vò vẽ đốt hơn 100 nốt dẫn đến tử vong

TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế

Sở Y tế TP.HCM yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh, phòng y tế, Viện Kiểm nghiệm thuốc thực hiện rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả.

TP.HCM rà soát thuốc, thiết bị y tế, thực phẩm chức năng giả tại các cơ sở y tế

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Ông Phạm Văn Cách, cựu chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần dược phẩm Sơn Lâm, bị cáo buộc hối lộ hơn 71 tỉ đồng cho nhiều lãnh đạo, cán bộ của 13 bệnh viện, trung tâm y tế trên cả nước để không bị gây khó khăn khi cung cấp thuốc.

Những lãnh đạo bệnh viện nhận hối lộ từ Công ty Sơn Lâm sau hợp đồng mua dược liệu

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Sau khi có thông tin về việc thu hồi lô kem chống nắng do Công ty VB GROUP phân phối, ngày 17-5 Đoàn Di Băng đã đăng tải trên trang cá nhân về việc thu hồi sản phẩm. Trước đó, cô cũng đăng tải thông báo tương tự khi lô dầu gội bị thu hồi.

Đoàn Di Băng lại đăng đàn ‘xin lỗi’ và nói là bên ‘bị ảnh hưởng’

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

'Ngủ trong phòng bật điều hòa đóng kín lâu ngày dẫn đến thiếu oxy, dư CO₂, mệt mỏi, rụng tóc, stress, mất ngủ...'.

Đóng cửa, bật điều hòa gây thiếu oxy, mệt mỏi, đau đầu?

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?

Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) vừa ra quyết định đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy toàn quốc lô sản phẩm do công ty chồng Đoàn Di Băng đưa ra thị trường, do chỉ số chống nắng trên nhãn là SPF 50 nhưng kết quả kiểm nghiệm là SPF 2,4.

Sản phẩm công ty chồng Đoàn Di Băng: Chỉ số chống nắng bằng 4,8% so với nhãn dán, có phải hàng giả?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar