03/06/2023 11:41 GMT+7

Bệnh viện thiếu thuốc điều trị tay chân miệng, Sở Y tế TP.HCM gửi công văn 'cầu cứu' Bộ Y tế

Do thiếu thuốc điều trị tay chân miệng dạng truyền tĩnh mạch, bệnh viện nhi đồng tại TP.HCM đã dùng thuốc thay thế. Sở Y tế TP.HCM đã gửi văn bản đến Bộ Y tế 'cầu cứu' sớm được cung ứng đủ thuốc điều trị bệnh này.

Bệnh viện thiếu thuốc điều trị tay chân miệng, Sở Y tế TP.HCM gửi công văn cầu cứu Bộ Y tế - Ảnh 1.

Một trẻ mắc tay chân miệng độ nặng được theo dõi, điều trị tại khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) ngày 31-5 - Ảnh: XUÂN MAI

Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM sáng 3-6 cho biết đơn vị vừa có văn bản báo cáo Bộ Y tế và Cục Quản lý dược hỗ trợ cung ứng đủ thuốc điều trị tay chân miệng, nhất là hai loại thuốc Phenobarbital truyền tĩnh mạch, Gamma Globulin truyền tĩnh mạch.

Văn bản này được gửi đi trong bối cảnh số trẻ mắc bệnh tay chân miệng tăng trong hai tuần gần đây, đặc biệt đã ghi nhận một số trường hợp nặng mắc vi rút Enterovirus 71 (EV71, gây nhiều biến chứng nguy hiểm, dễ dẫn đến tử vong) bằng kỹ thuật PCR.

Đáng chú ý, Bệnh viện Nhi đồng 1 đã ghi nhận một trẻ 5 tuổi (ngụ tỉnh Kiên Giang) vừa tử vong vào ngày 31-5, nghi mắc tay chân miệng độ 4.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng cùng ngày, bác sĩ Dư Tuấn Quy - trưởng khoa nhiễm - thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) - cho hay hiện bệnh viện đang thiếu thuốc Phenobarbital tan truyền (truyền tĩnh mạch); còn thuốc Gamma Globulin truyền tĩnh mạch và thuốc IVIG.

Những thuốc này dùng để điều trị bệnh nhi mắc tay chân miệng từ độ 2A và tiếp tục chuyển độ nặng hơn (độ 2B, độ 3 và độ 4).

"Hầu như các bệnh viện cả nước đều không có thuốc Phenobarbital truyền tĩnh mạch. Tại khoa chúng tôi, do không có thuốc Phenobarbital truyền tĩnh mạch nên tạm thời chuyển sang thuốc uống. Đây là phương án thay thế thuốc điều trị, chứ hiệu quả điều trị không bằng thuốc dịch truyền", bác sĩ Quy chia sẻ.

Bác sĩ Quy cho biết thêm khoa đang điều trị hai bệnh nhi (ngụ Bình Dương và Đồng Tháp) mắc tay chân miệng độ nặng. Tình hình sức khỏe của hai bé diễn tiến tốt.

Ông dự báo bệnh tay chân miệng có khả năng tăng cao khi thời tiết đang nắng nóng như hiện nay và người dân dần quên đi thói quen rửa tay, khử khuẩn, đeo khẩu trang so với trước đây.

Rửa tay, chú ý dấu hiệu nặng tay chân miệng

Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo rửa tay là biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng quan trọng nhất. Ngoài ra, cần tăng cường vệ sinh đồ chơi cho trẻ, vệ sinh nhà cửa bằng xà phòng, dung dịch javel hoặc các dung dịch sát khuẩn thông thường.

Các bậc phụ huynh cần phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh tay chân miệng ở trẻ (nổi bóng nước lòng bàn tay, bàn chân, lở miệng...) để cách ly kịp thời, hạn chế lây lan.

Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, cần theo dõi sát, phát hiện sớm các dấu hiệu nặng (sốt cao liên tục khó hạ, nôn ói nhiều, giật mình chới với...).

TP.HCM có ca tay chân miệng nặng mắc vi rút Enterovirus 71

Dù số ca mắc tay chân miệng tại TP.HCM còn thấp so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng một số trường hợp nặng đã xác định mắc vi rút Enterovirus 71 (EV 71).

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Phó chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã tiên phong thực hiện chiến lược liên kết vùng, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện vệ tinh chặn ung thư.

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Bộ Chính trị: Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi

Bộ Chính trị yêu cầu cần nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các cặp vợ chồng và cá nhân sinh đủ hai con.

Bộ Chính trị: Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi

TP.HCM đề xuất giảm còn 102 trạm y tế, mỗi trạm tối thiểu 4 bác sĩ

Sở Nội vụ TP.HCM vừa đề xuất 273 trạm y tế hiện nay sẽ sắp xếp còn 102 trạm, ước tính mỗi trạm y tế có tối thiểu 4 bác sĩ.

TP.HCM đề xuất giảm còn 102 trạm y tế, mỗi trạm tối thiểu 4 bác sĩ

Thanh gỗ đâm xuyên ngực gần 1 gang tay, nam thanh niên thoát chết kỳ diệu

Nam thanh niên tại Quảng Bình bị thanh gỗ lớn đâm xuyên thấu vùng ngực trái sâu 20cm. May mắn thanh niên này đã được cứu kịp thời.

Thanh gỗ đâm xuyên ngực gần 1 gang tay, nam thanh niên thoát chết kỳ diệu

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Khi đi khám tổng quát, một bệnh nhân nam 29 tuổi phát hiện huyết thanh đục như sữa, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ, viêm tụy cấp...

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Tăng cường phối hợp y tế đa ngành nhằm giảm gánh nặng HPV

MSD Việt Nam phối hợp cùng Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam (VAPM) tổ chức hội nghị khoa học đa chuyên khoa với chủ đề “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”.

Tăng cường phối hợp y tế đa ngành nhằm giảm gánh nặng HPV
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar