28/09/2023 17:56 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bệnh viện Mắt và Nhà Thiếu nhi TP.HCM chính thức xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp TP

UBND TP.HCM nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong khu vực 2 di tích đã khoanh vùng bảo vệ.

Bệnh viện Mắt TP.HCM là bệnh viện chuyên khoa hạng I, là cơ sở nhãn khoa đầu ngành của TP.HCM và cả khu vực phía Nam - Ảnh: DUYÊN PHAN

Bệnh viện Mắt TP.HCM là bệnh viện chuyên khoa hạng I, là cơ sở nhãn khoa đầu ngành của TP.HCM và cả khu vực phía Nam - Ảnh: DUYÊN PHAN

UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh TP. 

Cụ thể, UBND TP quyết định xếp hạng di tích cấp TP đối với 2 di tích kiến trúc nghệ thuật gồm Bệnh viện Mắt TP.HCM (số 280 đường Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, quận 3) và Nhà Thiếu nhi TP.HCM (số 169 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3).

UBND TP nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng, khai thác trong khu vực di tích đã khoanh vùng bảo vệ. Trường hợp đặc biệt sử dụng đất đai ở khu vực di tích phải được phép của chủ tịch UBND TP.

Sở Văn hóa và Thể thao, UBND quận 3 và UBND phường Võ Thị Sáu thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với 2 di tích được xếp hạng nêu trên.

Trước đó, Sở Văn hóa và Thể thao có tờ trình đề xuất việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh đối với 2 di tích trên. 

Sở này cho biết Bệnh viện Mắt TP.HCM với chuyên khoa hạng I, là cơ sở nhãn khoa đầu ngành của TP. Đây là công trình do dòng Saint Paul của Pháp xây theo kiến trúc Pháp từ những năm 1930. Sau đó, bệnh viện được đổi thành Trung tâm Mắt và được chính thức đổi tên thành Bệnh viện Mắt từ năm 2002.

Còn Nhà Thiếu nhi TP.HCM thành lập từ ngày 1-6-1975 tại số 55 Nguyễn Đình Chiểu với tên gọi Câu lạc bộ Thiếu nhi, sau này được dời đến số 169 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Võ Thị Sáu, quận 3.

Ngày 25-8-1976, Thành ủy quyết định giao cho Thành Đoàn tòa nhà nhằm tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, khoa học kỹ thuật, vui chơi, giải trí, phát triển năng khiếu và rèn luyện kỹ năng cho thiếu nhi.

Ngày 20-4-1979, Câu lạc bộ Thiếu nhi TP được đổi tên thành Nhà văn hóa Thiếu nhi. Đến ngày 2-8-1986, UBND TP.HCM quyết định đổi tên thành Nhà Thiếu nhi TP.HCM cho đến nay.

Năm 2015, tòa nhà Nhà Thiếu nhi TP (nằm trong khuôn viên Nhà Thiếu nhi) được trùng tu theo lối kiến trúc văn hóa Pháp, dành làm nơi trưng bày các hình ảnh, hiện vật gắn với lịch sử và phong trào hoạt động Đội của TP.HCM.

Từ đây cũng chính thức đổi tên thành nhà truyền thống Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Nhà truyền thống có kiến trúc cổ, là một trong những công trình kiến trúc đủ tiêu chuẩn xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cần được bảo tồn.

Do vậy, sở đề nghị UBND TP.HCM xét công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật cấp TP đối với công trình Bệnh viện Mắt và nhà truyền thống Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh trong khuôn viên Nhà Thiếu nhi TP.

Toàn cảnh Bệnh viện Mắt TP.HCM - nơi được đề xuất xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật

Cùng với Nhà Thiếu nhi thành phố, Bệnh viện Mắt TP.HCM vừa được đề xuất việc xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Chuẩn bị khởi động cho mùa kịch hè 2025, Nhà hát kịch Idecaf vừa tung ra tạo hình các nhân vật trong chương trình Ngày xửa ngày xưa số 36.

Idecaf đem màu sắc Hàn Quốc vào Ngày xửa ngày xưa hè 2025

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Đông đảo độc giả đã đến Đường sách TP.HCM từ sớm để chờ đợi buổi giao lưu cùng nhà văn Nguyễn Nhật Ánh về hành trình sáng tác của ông.

Với giới làm sách, Nguyễn Nhật Ánh là 'con gà đẻ trứng vàng'

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Kagurabachi - bộ manga của tác giả Takeru Hokazono - đã gây bão mạng xã hội ngay cả trước khi chương đầu tiên được phát hành.

Kagurabachi - hiện tượng manga thời đại mới

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hàng trăm phật tử, người dân tham dự buổi lễ cung thỉnh xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức vào tôn trí tại tháp Đa Bảo ở Việt Nam Quốc Tự.

Tôn trí vĩnh viễn xá lợi trái tim Bồ tát Thích Quảng Đức ở tháp cao 63 mét tại Việt Nam Quốc Tự

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Một ngày sau lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại diễn ra ở Nga ngày 9-5, dư âm vẫn còn nguyên vẹn trong lòng ông Vũ Mạnh Cường.

Hậu trường tại Truyền hình Quốc phòng hôm phát trực tiếp  lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết

‘Khán giả không bao giờ quay lưng với một thứ nghệ thuật hay. Có người nói sân khấu chết rồi; tôi lại cho rằng sân khấu không bao giờ chết, mà do các nghệ sĩ chết’.

Trần Lực: Sân khấu không bao giờ chết, chỉ các nghệ sĩ chết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar