16/07/2020 18:22 GMT+7

Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đoạt giải thưởng Bạch kim về điều trị đột quỵ

A LỘC
A LỘC

TTO - Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai vừa nhận được chứng nhận tiêu chuẩn Bạch kim về điều trị đột quỵ của Tổ chức Đột quỵ thế giới. Đây là 1 trong 3 bệnh viện tại Việt Nam và là bệnh viện tuyến tỉnh duy nhất đoạt giải thưởng này.

Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đoạt giải thưởng Bạch kim về điều trị đột quỵ - Ảnh 1.

Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai Ngô Đức Tuấn (bên trái) nhận chứng nhận tiêu chuẩn Bạch kim của Tổ chức Đột quỵ thế giới - Ảnh: A LỘC

Ngày 16-7, Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã tổ chức đón "chứng nhận tiêu chuẩn Bạch kim (Platium) về điều trị đột quỵ" của Tổ chức Đột quỵ thế giới (WSO).

Ông Ngô Đức Tuấn - giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai - cho biết đây là lần thứ 2 liên tiếp đơn vị đoạt được giải thưởng danh giá này, là 1 trong 3 bệnh viện trong cả nước được WSO vinh danh.

7 tiêu chí khắt khe phải đạt được của giải thưởng này là: tối thiểu 75% bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não điều trị tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch được thực hiện trong vòng 60 phút khi nhập viện; tối thiểu 75% bệnh nhân can thiệp tái thông được bắt đầu chọc kim can thiệp dưới 120 phút; tối thiểu 15% bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não được tái thông; tối thiểu 85% bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ được chụp CT hoặc MRI…

Cũng theo ông Tuấn, trong quý 3-2019, bệnh viện mới đạt "chứng nhận tiêu chuẩn Vàng về điều trị đột quỵ". Tuy nhiên, trong quý 4-2019 và quý 1-2020, bệnh viện vượt lên và hai lần liên tiếp đạt chứng nhận tiêu chuẩn bạch kim của WSO.

Bác sĩ Nguyễn Đình Quang - trưởng khoa nội thần kinh Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai - cho biết đơn vị điều trị đột quỵ được thành lập vào tháng 5-2015. Để tiết kiệm khoảng thời gian "vàng" cấp cứu cho bệnh nhân, đơn vị thực hiện cấp cứu theo quy trình xử trí ban đầu tại khoa cấp cứu. Sau đó, các bác sĩ khoa nội thần kinh sẽ hội chẩn và đưa bệnh nhân vào chụp CT, cho y lệnh điều trị thuốc tiêu sợi huyết, can thiệp lấy huyết khối bằng dụng cụ chuyên dùng…

Theo bác sĩ Quang, tỉ lệ điều trị tái thông cho những bệnh nhân bị đột quỵ tại đơn vị tăng dần theo từng năm. Cụ thể, năm 2016 tỉ lệ tái thông chỉ đạt 3,5% trên tổng số 1.400 bệnh nhân đột quỵ. Đến năm 2019, tỉ lệ đó tăng lên 14,3% trên gần 2.000 bệnh nhân. Riêng 6 tháng đầu năm 2020, tỉ lệ điều trị tái thông đạt 16% trên tổng số hơn 900 bệnh nhân đột quỵ.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Huy Thắng - phó chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam - chúc mừng Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.

Theo ông Thắng, đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam, trung bình mỗi 30 phút có một bệnh nhân bị đột quỵ. Các bệnh nhân này có thể được cứu sống hoặc không bị tàn phế nếu được cấp cứu kịp thời và đúng cách.

Xu hướng mới trong điều trị tăng huyết áp và phòng ngừa đột quỵ

Ngày 9-7, tại Hà Nội, Hội Đột quỵ Việt Nam đã tổ chức hội thảo khoa học: 'Xu hướng Đông Tây y kết hợp trong điều trị tăng huyết áp và phòng ngừa đột quỵ' về hiện trạng và xu hướng điều trị mới để phòng ngừa đột quỵ cho người bệnh tăng huyết áp

A LỘC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Một nghiên cứu mới được công bố tiết lộ mối liên hệ giữa việc tiêu thụ một loại thực phẩm quen thuộc với mọi độ tuổi và nguy cơ gặp ác mộng cao hơn khi ngủ.

Phát hiện: Một loại thực phẩm quen thuộc là nguyên nhân gây ra ác mộng

Hai người ngất, suy hô hấp khi tham gia một giải chạy tại TP.HCM

Hai bệnh nhân trẻ tại TP.HCM đã phải nhập viện trong tình trạng ngất, co giật tay chân, suy hô hấp khi tham gia giải chạy tại sân vận động Thống Nhất.

Hai người ngất, suy hô hấp khi tham gia một giải chạy tại TP.HCM

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Chỉ trong vòng chưa đầy 10 giờ, một bé trai 12 tháng tuổi đã được cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 2 vì một tai nạn nguy hiểm.

Hoảng hốt tìm cách lấy cây kim băng lại vô tình đẩy dị vật vào sâu trong họng trẻ

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?

Loãng xương là một trong những bệnh lý thường gặp khi tuổi càng cao. Bệnh lý này nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Làm gì để phòng ngừa bệnh loãng xương?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar