01/05/2022 09:05 GMT+7

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chậm tiến độ đến 7 năm, vì sao?

DƯƠNG LIỄU
DƯƠNG LIỄU

TTO - Nguyên nhân Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 (tại tỉnh Hà Nam) chậm tiến độ 7 năm, theo đại diện ban quản lý dự án, do lần đầu thực hiện dự án nên thiếu kinh nghiệm, chưa lường hết được các phát sinh khi triển khai.

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chậm tiến độ đến 7 năm, vì sao? - Ảnh 1.

Sau khi khánh thành khoa khám bệnh Bệnh viện Việt Đức vào tháng 3-2019, bệnh viện vẫn chưa tiếp đón bệnh nhân - Ảnh: NAM TRẦN

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 do Ban quản lý dự án y tế trọng điểm - Bộ Y tế làm chủ đầu tư. Hai bệnh viện khánh thành khu khám bệnh vào tháng 10-2018, nhưng đến nay đều đóng cửa và không biết đến khi nào mới đi vào hoạt động. 

Dự án chậm tiến độ vì "thiếu kinh nghiệm"

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện ban quản lý dự án cho biết nguyên nhân dẫn đến hai dự án chậm tiến độ là do đơn vị lần đầu thực hiện dự án, thiếu kinh nghiệm, chưa lường hết được các phát sinh trong quá trình triển khai.

"Hai bệnh viện được thiết kế theo nguyên mẫu của bệnh viện nước ngoài và dự án cũng thuê công ty nước ngoài thiết kế thi công.

Tuy nhiên trong quá trình xây dựng có nhiều điều chỉnh, thay đổi nhiều hạng mục theo ý kiến của Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức như thay đổi hệ thống điều hòa, hệ thống nước nóng, số lượng điều hòa, thang máy, khu vực nội trú cho y bác sĩ… nên thời gian thực hiện bị vượt quá", vị này nói.

Tính toán không thể hoàn thành theo tiến độ được giao, năm 2019, Bộ Y tế xin tiếp tục gia hạn thời gian thực hiện dự án. Tiến độ dự án đã được điều chỉnh thời gian thực hiện đến ngày 31-12-2020.

Đại diện ban quản lý dự án thông tin: "Đến năm 2020, hai dự án đã hoàn thành hơn 90%, về cơ bản đã hoàn thành. Chỉ còn một số hạng mục như cổng phụ, phân chia các phòng theo thiết kế... Tuy nhiên do đã hết thời gian thực hiện dự án nên đơn vị không thể thực hiện các thủ tục bàn giao. 

Bộ Y tế đã báo cáo Chính phủ để xin gia hạn thời gian thực hiện dự án, hoàn thiện các hạng mục còn lại. Sau đó sẽ tiến hành bàn giao cho các bệnh viện để đưa vào hoạt động".

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chậm tiến độ đến 7 năm, vì sao? - Ảnh 2.

Lễ khánh thành khu khám bệnh dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 tháng 10-2019 - Ảnh: Bệnh viện Bạch Mai cung cấp

Khai trương phòng khám nhưng "đóng cửa" bệnh viện

Về việc khai trương phòng khám của hai bệnh viện nhưng lại "đóng cửa", vị này cho biết: "Việc khai trương phòng khám với mục tiêu là hoàn thành hạng mục nào sẽ bàn giao hạng mục đó để đưa vào sử dụng.

Cụ thể, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 đã khai trương phòng khám và đưa vào hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên đến tháng 3-2020 dừng hoạt động vì dịch COVID-19. Sau đó, Bộ Y tế quyết định thành lập Trung tâm điều trị COVID-19, Trung tâm Hồi sức tích cực quốc gia tại đây. 

Do dịch bệnh diễn biến phức tạp, Bệnh viện Bạch Mai đã dồn toàn lực để chống dịch. Đến nay, dịch ổn định, Ban cán sự Đảng Bộ Y tế, Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn đã đồng chỉ đạo quyết liệt để phòng khám hoạt động trở lại sớm nhất có thể.

Đối với Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cơ sở 2, mục đích lúc đầu chỉ đưa vào hoạt động phòng khám, tuy nhiên do đặc thù phòng khám gắn liền khu vực phòng mổ, khu điều trị. Vì vậy sau khi khai trương phòng khám của Bệnh viện Việt Đức, bệnh viện chưa thể đưa vào hoạt động hạng mục này.

Về phần ban quản lý dự án, chúng tôi chỉ liên quan đến hạ tầng và đã đáp ứng để bàn giao. Còn việc phòng khám hoạt động được cần rà soát lại tổng thể về nhân lực, trang thiết bị, cơ chế tài chính, bảo hiểm y tế... do bệnh viện phụ trách. Hiện nay các nội dung này đang gấp rút hoàn thành để đưa phòng khám vào hoạt động trong thời gian sớm nhất".

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, lãnh đạo hai bệnh viện thông tin, hiện đang chờ ban quản lý dự án hoàn tất và bàn giao dự án mới có thể tính toán để đưa bệnh viện vào hoạt động.

Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 chậm tiến độ đến 7 năm, vì sao? - Ảnh 3.

Một số hạng mục đang xây dựng tại Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 còn dang dở - Ảnh: NAM TrẦN

Tháng 1-2014, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Đầu tư xây dựng mới 5 bệnh viện, viện tuyến trung ương và tuyến cuối đặt tại TP.HCM", trong đó có 2 dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.

Ngày 1-12-2014, Bộ Y tế phê duyệt dự án đầu tư mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai tại Hà Nam, quy mô bệnh viện 1.000 giường, tổng mức đầu tư 4.990 tỉ đồng, thời gian thực hiện 2014-2017.

Ngày 1-12-2014, Bộ Y tế phê duyệt dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tại Hà Nam, quy mô bệnh viện 1.000 giường, tổng mức đầu tư 4.968 tỉ đồng, thời gian thực hiện 2014-2017.

Mục tiêu xây dựng bệnh viện là bệnh viện tuyến trung ương đạt tiêu chuẩn: hiện đại, đồng bộ, cơ chế quản lý điều hành tiên tiến, có trình độ khám chữa bệnh ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực; cung ứng dịch vụ khám, chữa bệnh chất lượng cao; chuyển giao công nghệ khám chữa bệnh và tham gia đào tạo nguồn nhân lực; góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trung ương và giảm tình trạng người dân phải ra nước ngoài khám chữa bệnh.

Cảnh hoang vắng hai cơ sở bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức ngàn tỉ khánh thành rồi… đóng cửa

TTO - Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 tại thành phố Phủ Lý, Hà Nam đã khánh thành khu khám bệnh vào tháng 10-2018. Thế nhưng đến nay, cả hai bệnh viện đều đóng cửa và không biết đến khi nào mới đi vào hoạt động.

DƯƠNG LIỄU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Những cảnh báo lan truyền trên mạng xã hội cho rằng khi hoạt động, lò vi sóng phát ra bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Lò vi sóng tạo ra bức xạ, có gây hại khi hâm thức ăn?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nhiều bạn đọc quan tâm với câu hỏi: Các quy định cấm hút thuốc ở những nơi không được hút lâu nay thực thi ra sao?

Từ vụ hút thuốc bồi thường 4,8 triệu, cách nào chấm dứt hút thuốc ở nơi cấm?

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Trong những món quà vô giá mà tạo hóa dành tặng loài người, có lẽ không gì tinh tế và kỳ diệu bằng nụ hôn.

Nụ hôn, chiếc cầu trường sinh cho tình yêu và sức khỏe?

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Quy trình hiến máu hiện nay diễn ra rất nhanh chóng với việc quét mã QR căn cước công dân, an toàn và hoàn toàn miễn phí. Người hiến máu sẽ trải qua các bước kiểm tra sức khỏe, lấy máu và nghỉ ngơi dưới sự hỗ trợ của nhân viên y tế.

Chưa tới 30 phút, bạn có thể cứu một mạng người

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Quy định mới cho phép kê đơn thuốc mãn tính tối đa 90 ngày nhưng tại nhiều bệnh viện, bệnh nhân vẫn chỉ nhận thuốc 28 ngày.

Kê đơn thuốc 2-3 tháng/lần: Nhiều bệnh nhân mãn tính nói chỉ được cấp thuốc như cũ

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ

Làm thế nào để chủ trương này thực sự đi vào cuộc sống? Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến của người dân, bác sĩ và chuyên gia.

Cần tạo thói quen khám sức khỏe định kỳ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar