18/12/2018 16:51 GMT+7

Bệnh tóc bạc sớm: Nguyên nhân và cách điều trị

Nguồn: Bệnh viện Quốc tế City
Nguồn: Bệnh viện Quốc tế City

Chấn thương tâm lý, sốc về thể chất hoặc những trải nghiệm căng thẳng khác có thể gây ra chứng bạc lông tóc, đôi khi tạm thời.

Bệnh tóc bạc sớm: Nguyên nhân và cách điều trị - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: healthyway.com

Hiện nay có rất nhiều người bị tóc bạc sớm làm mất nhiều tự tin trong cuộc sống và không khỏi chạnh lòng với cảm giác thiếu tự tin với mái tóc bạc lốm đốm khi tuổi còn trẻ.

Bệnh bạc tóc sớm là gì?

Bạc lông, tóc (Poliosis) là tình trạng thiếu hoặc giảm melanin (hắc tố) trong thân của lông, tóc bị ảnh hưởng. Poliosis có biểu hiện là một, nhiều mảng hoặc toàn bộ lông, tóc màu trắng hoặc xám trên các phần có lông của cơ thể, thường thấy ở da đầu nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến lông mày, lông mi hoặc các vị trí khác.

Nguyên nhân vì sao lại bạc tóc sớm?

Poliosis ảnh hưởng đến người lớn và cả trẻ em, có thể xảy ra do một khiếm khuyết di truyền của việc cấu tạo melanin, do sự hủy hoại tự nhiên của các tế bào hắc tố ở chân tóc hoặc do các nang lông, tóc bị tổn thương.

Sự lo lắng, căng thẳng, mất ngủ, suy nhược cơ thể, phụ nữ sau sanh hay yếu tố tuổi già kích hoạt phản ứng dây chuyền làm ảnh hưởng đến hoạt động của melanocyte, xáo trộn việc tổng hợp melanin quyết định màu sắc tự nhiên của tóc. Nguyên nhân bạc tóc là sự lão hóa của cơ thể khiến các melanocytes sản xuất mỗi lúc một ít dần các sắc tố melanin.

Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng nhất trong việc xác định đến thời điểm nào thì tóc bạn bị bạc, nhưng cũng có thể do các bệnh lý gây tổn hại nang lông như vitiligo (bạch biến), alopecia areata (rụng tóc từng mảng), halo naevus (nốt ruồi mất sắc tố), piebaldism (tóc bạc đốm), tuberous sclerosis (bệnh xơ cứng củ),…

Chấn thương tâm lý, sốc về thể chất hoặc những trải nghiệm căng thẳng khác có thể gây ra chứng bạc lông tóc, đôi khi tạm thời.

Các cách điều trị hiện nay

Y học hiện nay vẫn chưa có phương thuốc cụ thể nào giúp thay đổi vĩnh viễn màu tóc bị ảnh hưởng bởi chứng bạc lông tóc. Phương pháp đơn giản, hữu hiệu và ít tốn kém nhất là nhuộm tóc hoặc các phương tiện che phủ tóc bạc.

Đồng thời việc sử dụng theo truyền khẩu các loại thực phẩm chức năng như cheviton, black forever, herba hair... hoặc hà thủ ô, cỏ mực, đậu đen xanh lòng,... đều chưa được kiểm chứng, xác định hiệu quả trong điều trị tóc bạc.

Một cách khác vừa lợi cho tóc vừa có được sức khỏe tốt là bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Vậy để giữ mái tóc luôn khoẻ đẹp, chúng ta cần chú ý bảo đảm nguồn dinh dưỡng hàng ngày cho tóc thế nào?

Dinh dưỡng cho tóc khỏe - nên và không nên

Để tóc được chắc khỏe và hạn chế bạc tóc sớm, có vài lời khuyên nhỏ về những loại thực phẩm nên dùng và những loại thực phẩm nên hạn chế để giúp cho sự phát triển của tóc.

- Protein là thành phần chính cấu tạo nên tóc. Các protein thực phẩm có nguồn gốc động vật như trứng, cá, sữa, thịt nạc, gan… tốt cho tóc hơn là các đạm thực vật. Tuy nhiên, nên dùng đậu nành vì ngoài cung cấp protein, nó còn ít chứa các chất béo gây hại cho tóc.

- Sắt là thành phần chủ yếu giúp tóc mọc nhanh. Các thực phẩm giàu chất sắt như thịt gia cầm, đậu nành, lúa mì, thịt bê, lươn, tim bò, thịt bò, lạc, lòng đỏ trứng. Các loại quả khô như chà là, nho khô, rau đậm màu như rau cải và các loại hạt ngũ cốc cũng chứa nhiều sắt.

- Kẽm là thành phần vi lượng quan trọng ngăn rụng tóc. Kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp protein và phân chia tế bào. Kẽm có vai trò quan trọng trong việc gắn kết các nang tóc. Khi cơ thể có hàm lượng kẽm thấp, các nang tóc sẽ yếu đi và đó là nguyên nhân khiến các sợi tóc không đủ khả năng bám lại da đầu và rụng xuống. Các loại thực phẩm có giàu lượng kẽm để cung cấp cho tóc là sò huyết, hải sản tươi, các loại thịt đỏ, lúa mì non, phô mai, hạt dẻ.

- Nên bổ sung vitamin C từ hoa quả tươi như cam, dâu và chanh để kích thích cơ thể tiếp nhận sắt. Hạn chế dùng trà, cà phê vì chúng có tác dụng ngược lại. Các vitamin nhóm B có vai trò quan trọng trong việc giữ cho tóc, da và da đầu luôn được khỏe. Thiếu vitamin nhóm B có thể dẫn đến thiếu máu, gây ra các vấn đề về thần kinh, viêm da đầu làm tóc bạc sớm, rụng tóc.

- Không nên ăn những thực phẩm giàu chất béo, vì nó làm tăng hàm lượng testosterone - một trong những nguyên nhân gây rụng tóc, ngoài ra còn làm cho tóc bị khô, ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của tóc.

- Nên hạn chế các thức ăn chứa nhiều đường và dầu mỡ, các thức ăn chứa nhiều axit, thức ăn chua, các loại thức ăn nhanh, các loại rau củ chế biến theo hình thức lên men, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ để có được mái tóc chắc khỏe và đẹp./.

Nguồn: Bệnh viện Quốc tế City

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kính mát có thể gây ung thư?

Một tài khoản mạng xã hội có hơn 700.000 lượt theo dõi loan truyền kính mát gây ung thư, khiến dư luận mạng xôn xao.

Kính mát có thể gây ung thư?

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Với tầm nhìn chung trong việc đưa các thiết bị y tế thế hệ mới, dễ sử dụng và tích hợp công nghệ thông minh đến gần hơn với cộng đồng, Long Châu đã hợp tác cùng OMRON – thương hiệu uy tín trong lĩnh vực giải pháp theo dõi sức khỏe tại nhà

Long Châu hợp tác với OMRON mang thiết bị đo huyết áp tích hợp điện tâm đồ (ECG) đến người dùng Việt

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Thông tin lan truyền trên mạng cáo buộc dịch COVID-19 là do các hãng dược lớn tạo ra và vắc xin khiến tình hình tệ hơn. Sự thật là gì?

Làm rõ tin đồn COVID-19 do Big Pharma tạo ra và mọi thứ tệ hơn do vắc xin

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Sau những lùm xùm liên quan đến tiêu cực trong công tác giám định tâm thần thời gian qua, Bộ Y tế vừa ban hành thông tư mới quy định tiêu chuẩn bổ nhiệm các chức danh này, bổ sung thêm tiêu chuẩn về đạo đức, nhận thức chính trị.

Sau bê bối tiêu cực trong giám định tâm thần: Bộ Y tế siết chặt quản lý thế nào?

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Bộ Y tế đang lấy ý kiến dự thảo nghị định sửa đổi, thay thế nghị định 15 về quản lý an toàn thực phẩm, với hàng loạt quy định mới nhằm bịt kín kẽ hở trong quản lý thực phẩm chức năng và thực phẩm bổ sung.

Thực phẩm chức năng lập lờ công dụng: Bộ Y tế sẽ kiểm soát chất lượng từ phòng thí nghiệm

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?

Không còn xã, cũng chẳng còn huyện hay tỉnh như thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) nhiều người dân băn khoăn liệu có thể khám chữa bệnh BHYT hay phải đổi lại thẻ BHYT?

Khám bảo hiểm y tế sau sáp nhập thế nào?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar