29/04/2006 01:11 GMT+7

Bệnh teo cơ

T.VY (Theo KidsHealth)
T.VY (Theo KidsHealth)

TTO - Bệnh teo cơ là một chứng bệnh rối loạn gen làm yếu từ từ các cơ trong cơ thể. Nguyên nhân do sự sai sót hoặc khiếm khuyết thông tin gen, ngăn cơ thể hình thành các protein cần cho sự hình thành và duy trì độ bền khoẻ của cơ.

Phóng to
TTO - Bệnh teo cơ là một chứng bệnh rối loạn gen làm yếu từ từ các cơ trong cơ thể. Nguyên nhân do sự sai sót hoặc khiếm khuyết thông tin gen, ngăn cơ thể hình thành các protein cần cho sự hình thành và duy trì độ bền khoẻ của cơ.

Trẻ được chẩn đoán mắc bệnh teo cơ sẽ bị mất dần dần khả năng thực hiện các vận động như đi, ngồi, đứng thẳng, thở ra dễ dàng và cử động các cánh tay và bàn tay. Độ yếu ớt này càng tăng có thể dẫn đến các vấn đề sức khoẻ khác.

Có nhiều dạng của bệnh teo cơ, có thể ảnh hưởng đến cơ của trẻ ở những mức độ nghiêm trọng khác nhau. Trong một số trường hợp, bệnh teo cơ bắt đầu gây ra các vấn đề về cơ ở giai đoạn trẻ sơ sinh, trong khi ở các trường hợp khác, các triệu chứng không xuất hiện cho đến tuổi trưởng thành.

Hiện chưa có cách chữa khỏi bệnh teo cơ, nhưng các nhà nghiên cứu đang khẩn trương nghiên cứu và phát hiện thêm nhiều cách làm thế nào để ngăn ngừa và điều trị bệnh. Các bác sĩ cũng đang nghiên cứu cải thiện chức năng cơ và khớp và làm chậm lại quá trình suy yếu cơ để trẻ nhỏ, trẻ thiếu niên và những người lớn mắc bệnh teo cơ có thể sống tích cực và độc lập khi có thể.

Các triệu chứng đầu tiên của bệnh teo cơ

Nhiều trẻ mắc bệnh teo cơ sau khi trải qua một giai đoạn phát triển bình thường trong những năm đầu sau khi sinh. Tuy nhiên thường trong giai đoạn này, các triệu chứng đã bắt đầu xuất hiện. Trẻ có thể bắt đầu bị sẩy chân, vấp ngã, đi lắc lư, gặp khó khăn khi đi lên cầu thang và đi bằng ngón chân (gót chân không nện xuống sàn); khó khăn khi đứng lên khỏi chỗ ngồi hoặc khi đẩy vật gì đó, chẳng hạn xe ngựa hay xe đẩy ba bánh. Trẻ bị teo cơ cũng thường mắc chứng cơ bắp chân phình to, khi các mô cơ bị phá huỷ và được thay bằng mỡ.

Chẩn đoán bệnh

Khi nghi ngờ trẻ bị teo cơ, bác sĩ có thể sẽ làm các kiểm tra thể chất, xem xét tiền sử gia đình, hỏi về các vấn đề khác - đặc biệt những vấn đề có thể tác động đến cơ bắp trẻ - mà có thể trẻ gặp phải. Bác sĩ cũng sẽ thực hiện một loạt các kiểm tra khác để loại trừ các bệnh khác như làm xét nghiệm máu, kiểm tra ADN, làm sinh thiết cơ… để khẳng định trẻ đã bị bệnh teo cơ.

Các dạng bệnh teo cơ

Nhiều dạng teo cơ khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến các cơ và làm yếu cơ ở những mức độ khác nhau.

Bệnh teo cơ Duchenne: thường gặp nhất và là dạng nặng nhất của teo cơ. Các triệu chứng của bệnh thường bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi khoảng 5 tuổi, khi các cơ chậu bắt đầu yếu đi. Đa số trẻ mắc bệnh này cần phải dùng đến xe lăn khi được 12 tuổi. Qua thời gian, các cơ của trẻ yếu đi ở vai, lưng, cánh tay và chân. Cuối cùng là các cơ hỗ trợ cho hô hấp bị ảnh hưởng, lúc ấy trẻ phải cần đến máy thở. Quãng đời của bệnh nhân teo cơ Duchenne thường ngắn ngủi, khoảng 20 tuổi.

Mặc dù đa số trẻ bị bệnh teo cơ Duchenne có trí thông minh ở mức trung bình, tuy nhiên có khoảng 1/3 trong đó không có khả năng học hành và dưới 1/3 chậm phát triển trí não.

Bệnh teo cơ Becker: cũng tương tự như Duchenne, nhưng ít gặp hơn và quá trình phát triển bệnh cũng chậm hơn. Các triệu chứng bệnh thường bắt đầu khi trẻ bước vào độ tuổi lên 10. Sự suy yếu cơ bắt đầu đầu tiên ở cơ chậu, sau đó là các cơ lưng và vai. Nhiều trẻ mắc bệnh này có tuổi thọ bình thường và có thể sống lâu, năng động mà không cần dùng xe lăn.

Bệnh teo cơ Myotonic: còn được biết đến với tên gọi bệnh Steinert, thường gặp ở người lớn mặc dù khoảng ½ trường hợp mắc bệnh nằm ở nhóm những người dưới 20 tuổi. Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ giai đoạn nào khi bệnh nhân còn thơ ấu. Các triệu chứng chủ yếu gồm yếu cơ, hao mòn cơ, cơ bị co rút lại theo thời gian. Trẻ mắc bệnh này cũng có thể bị đục nhân mắt và các vấn đề về tim.

T.VY (Theo KidsHealth)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Trẻ sơ sinh thủng dạ dày được cứu sống kỳ diệu

Trẻ sơ sinh bị sinh non, nặng 2kg, nhập viện do thủng dạ dày được các bác sĩ Bệnh viện Quảng Trị mổ cấp cứu trong thời gian vàng, kịp thời cứu sống cháu bé.

Trẻ sơ sinh thủng dạ dày được cứu sống kỳ diệu

Bé trai 2 tuổi bị chó nhà người thân cắn rách đầu

Mới đây, thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, các bác sĩ đã tiếp nhận cấp cứu một bé trai bị chó của người thân cắn, vết thương nghiêm trọng vùng đầu, mặt.

Bé trai 2 tuổi bị chó nhà người thân cắn rách đầu

Cấp cứu kịp thời sản phụ sinh con tại nhà bị hôn mê sâu

Ngày 24-6, thông tin từ Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ cho hay, sản phụ sinh con tại nhà bị biến chứng xuất huyết ồ ạt, hôn mê sâu… hiện đã được cấp cứu thành công, qua cơn nguy kịch.

Cấp cứu kịp thời sản phụ sinh con tại nhà bị hôn mê sâu

Luồn ống dẫn qua bụng mẹ để hút dịch màng phổi cho thai nhi

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội vừa can thiệp cứu sống thai nhi bị tràn dịch màng phổi trong bụng mẹ.

Luồn ống dẫn qua bụng mẹ để hút dịch màng phổi cho thai nhi

Hàng trăm trẻ sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được khám sức khỏe miễn phí

Trong 'Ngày hội Bầu vàng IVF Tâm Anh', hằng trăm em bé sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản (IUI/IVF) tại BVĐK Tâm Anh được khám sức khỏe tổng quát miễn phí với các gói khám theo độ tuổi, ghi nhận tất cả đều khỏe mạnh và phát triển đúng chuẩn.

Hàng trăm trẻ sinh ra từ kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được khám sức khỏe miễn phí
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar