16/03/2008 10:02 GMT+7

Bệnh tả trở lại

LAN ANH
LAN ANH

TT - Bệnh tả đã trở lại tại Hà Nội với bảy bệnh nhân ở bốn quận nội thành trong vài ngày gần đây. Chưa kể số người nghi mắc bệnh nhập viện đang tiếp tục tăng lên.

Phóng to

Bệnh nhân đang được điều trị tại phòng cấp cứu của Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia (ảnh chụp chiều 15-3)

TT - Bệnh tả đã trở lại tại Hà Nội với bảy bệnh nhân ở bốn quận nội thành trong vài ngày gần đây. Chưa kể số người nghi mắc bệnh nhập viện đang tiếp tục tăng lên.

Thịt chó chín cũng có vi khuẩn tả

Giám sát mới nhất của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư cho thấy đã tìm thấy vi khuẩn tả trong thịt chó luộc chín và các loại rau thơm gia vị tại một quán thịt chó ngay nội thành Hà Nội. Lý giải điều này, các chuyên gia của Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư đưa ra một số nguyên nhân: chủ hàng để rau và thịt lẫn lộn, do bàn tay người bán hàng chưa sạch hoặc do nước rửa chén nhiễm vi khuẩn (lần này nguyên nhân mắm tôm hoàn toàn bị loại bỏ). Tháng 10-2007, cơ quan chức năng đã tìm thấy vi khuẩn tả trong nước rửa chén tại quán thịt chó.

Rửa rau bằng nước lã còn tới 95% trứng giun

Ông Trần Đáng - cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) - cho biết nhiều nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gây bệnh tả có thể sống trên rau sống 3-7 ngày, thậm chí hơn một tuần. Các mầm bệnh khác (như E.coli) có thể sống trên rau sống 1-2 tuần, trứng giun có thể sống trên rau xà lách, rau húng chó 36 ngày.

Bác sĩ Nguyễn Thị Tường Vân (Viện Các bệnh nhiệt đới và truyền nhiễm quốc gia) cho rằng nếu chỉ rửa rau bằng nước lã thông thường, còn 95% trứng giun, sán vẫn bám trên lá; nếu rửa kết hợp ngâm nước lã 30 phút, 70% số trứng giun, sán còn bám lại. Nếu ngâm nước muối, trứng giun, sán còn lại vẫn lên tới 45%. Theo ông Trần Đáng, nên rửa rau thơm, rau sống trong chậu ngập nước, dưới vòi nước chảy kết hợp ngâm nước muối hoặc thuốc tím 30 phút trước khi ăn.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, một quan chức có trách nhiệm chống dịch của Bộ Y tế cho biết rất có thể một vùng nào đó ở Hà Nội hoặc xung quanh Hà Nội chuyên cung cấp rau sống ăn kèm thịt chó đã bị nhiễm vi khuẩn tả, Bộ Y tế đang tiến hành điều tra để khoanh vùng rau này, tiến tới nghiêm cấm hành vi dùng phân tươi bón rau.

Ngay sau khi xác định bệnh tả trở lại, Bộ Y tế đã tiến hành họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch khẩn cấp, yêu cầu các tỉnh tăng cường giám sát vệ sinh thực phẩm và các ổ dịch cũ. Điều may mắn là bảy ca bệnh hiện tại ở các quận khác nhau của Hà Nội, bệnh chưa có dấu hiệu lây lan.

Tuy nhiên, Bộ Y tế đang rất lo lắng bệnh tả sẽ xuất hiện trở lại ở các vùng dịch cũ, gồm 13 tỉnh thành phía Bắc có người mắc bệnh tháng10-2007, lý do là đã có thêm 2/13 địa phương này (ngoài Hà Nội) là Hải Phòng và Hà Tây có bệnh nhân nghi mắc tả. Mùa hè sắp đến, danh sách những món ăn uống có nguy cơ lây bệnh cao có thêm nước đá, mà vệ sinh nước đá, nguồn nước sản xuất nước đá hiện hầu như chưa kiểm soát được!

Nguy cơ dịch rất cao

Theo các chuyên gia của Bộ Y tế, bệnh tả trở lại nhanh chóng chỉ sau hơn một tháng tái xuất (tháng 1-2008) có thể do nguyên nhân tỉ lệ người lành mang vi khuẩn tả trong cộng đồng hiện rất cao. Những người này thải vi khuẩn ra môi trường và vi khuẩn tả lan vào các dòng nước, từ đó nhiễm sang các thực phẩm khác rồi quay trở lại gây bệnh cho người lành. Trong khi đó người dân vẫn hết sức chủ quan, vẫn ăn những món ăn có nguy cơ lây bệnh cao.

Sau hai đợt dịch tả liên tiếp (tháng 10-2007 và tháng 1-2008), thói quen vệ sinh ăn uống của người dân vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu, hầu hết trong số bảy bệnh nhân xác định mắc tả đến thời điểm này đều liên quan đến thức ăn mất vệ sinh, đã được cảnh báo nhiều lần là không nên ăn rau sống, tiết canh, thức ăn đường phố...

Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư Nguyễn Trần Hiển lại lo ngại về thói quen ăn uống trên vỉa hè, quên rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, chế biến thực phẩm mất vệ sinh... của người dân. Tháng 1-2008, Bộ Y tế và Sở Y tế Hà Nội tổ chức cho gần 400.000 người dân hai quận Hoàng Mai và Thanh Xuân, hai địa phương có số người mắc bệnh cao hồi tháng 10-2007, uống văcxin tả miễn phí với chi phí lên tới 5 tỉ đồng, song có gần 20% người dân không đến uống văcxin.

"Không phải toàn bộ rau sống đều nguy hiểm, chúng tôi chỉ cấm hành vi dùng phân tươi bón rau, lấy nước cống, nước rãnh rửa rau trước khi bán, một số vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội và Hà Tây vẫn còn thói quen này" - quan chức nói trên nhận xét. Theo ông này, nguy cơ dịch bệnh quay trở lại như đợt dịch tháng 10-2007 vẫn rất cao, nếu người dân, chính quyền các địa phương và ngành y tế không nhanh chóng hợp lực chống dịch!

LAN ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar