10/06/2020 13:30 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bệnh sốt xuất huyết: đừng mất cảnh giác khi mùa mưa vào cao điểm

T.T
T.T

Bên cạnh dịch COVID-19, mùa mưa đến cũng là lúc phải nâng cao cảnh giác với nhiều dịch bệnh nguy hiểm khác, trong đó có sốt xuất huyết.

Bệnh sốt xuất huyết: đừng mất cảnh giác khi mùa mưa vào cao điểm - Ảnh 1.

Mùa mưa dễ khiến bệnh sốt xuất huyết bùng phát do muỗi sinh sản nhiều

Bệnh đang có nguy cơ bùng phát trên nhiều tỉnh thành và gây ra nỗi lo 'dịch chồng dịch' trong nước.

Khí hậu Việt Nam nóng ẩm mưa nhiều cộng thêm hệ thống sông ngòi chằng chịt, lí do này trở thành điều kiện thuận lợi khiến muỗi sinh sôi phát triển, dẫn đến nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm.

1. Muỗi vằn là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết chủ yếu do vi-rút Dengue từ cơ thể loài muỗi Aedes Aegypti (muỗi vằn) gây ra. Muỗi cái sẽ hút máu từ vật chủ nhiễm bệnh, sau đó vi-rút này có khả năng tồn tại trong cơ thể muỗi từ 8-11 ngày rồi truyền bệnh sang người khỏe mạnh qua vết đốt.

Với người mới nhiễm sốt xuất huyết, gần như không thể phát hiện ra bệnh vì không có triệu chứng đặc trưng nào, hoặc nếu có cũng rất mờ nhạt. Thời gian ủ bệnh ngắn hay dài còn tùy thuộc vào thể trạng, cơ địa, khả năng miễn dịch của mỗi người.

Bệnh sốt xuất huyết: đừng mất cảnh giác khi mùa mưa vào cao điểm - Ảnh 2.

Muỗi vằn là nguyên nhân chủ yếu gây lây lan bệnh sốt xuất huyết

Tại TP.HCM, chỉ trong bốn tháng đầu năm đã ghi nhận hơn 6.478 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết. Ông Nguyễn Hữu Hưng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cũng yêu cầu trung tâm y tế của 24 quận/huyện phải hết sức chú ý trong công tác phòng chống các dịch bệnh mùa mưa như sốt xuất huyết,…nhằm tránh tình trạng 'dịch chồng dịch' khi cả nước vẫn đang cố gắng đẩy lùi COVID-19.

Mùa mưa sắp tới cũng là lúc bệnh sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát thành dịch lớn. Vì vậy, cần có những biện pháp phòng chống kịp thời để bảo vệ sức khỏe cả nhà.

2. Ý thức chủ động của bản thân chính là cách phòng ngừa sốt xuất huyết tốt nhất

Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và cũng chưa có vắc-xin phòng ngừa. Tuy nhiên, đây không phải là bệnh lây trực tiếp từ người sang người, cả nhà có thể chủ động đề phòng bằng cách diệt muỗi hoặc tránh bị muỗi đốt.

- Giữ môi trường sống thông thoáng, xử lý các vũng nước ứ đọng và phát quang bụi rậm quanh nhà.

- Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ chứa nước như bình hoa, vại nước… Đậy kín các vật dụng đựng nước trong nhà để muỗi không vào đẻ trứng.

- Dọn dẹp, vứt bỏ các vật dụng phế liệu trong khu vực sinh hoạt, đặc biệt là chai lọ, các mảnh vỡ có thể tụ nước, vỏ dừa,…Úp ngược chúng khi chưa sử dụng.

- Dùng đèn đuổi muỗi hoặc trồng các loại cây thảo dược, cây có mùi hương quanh nhà để xua muỗi.

- Phun hóa chất, dọn vệ sinh quanh không gian sống để tiêu diệt nơi sinh sản của muỗi.

Bệnh sốt xuất huyết: đừng mất cảnh giác khi mùa mưa vào cao điểm - Ảnh 3.

Thu dọn các phế liệu dễ tụ nước như lốp xe, mảnh vỡ,…để hạn chế nơi sinh sản của muỗi

Bên cạnh việc giữ vệ sinh môi trường sống, có thể sử dụng thêm các sản phẩm chống muỗi dạng xịt phun sương hoặc dạng kem với thành phần an toàn để bảo vệ da mọi lúc mọi nơi.

Sốt xuất huyết là bệnh có thể chủ động phòng tránh, nhất là trong thời điểm dịch COVID-19 vẫn còn nhiều biến động, càng không thể để tình hình "dịch chồng dịch" gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả nhà. Hãy chung tay phòng ngừa muỗi vì một cộng đồng không còn sốt xuất huyết.

Remos – chuyên gia về muỗi – sẽ theo bạn và gia đình đến bất kỳ đâu để bảo vệ cả nhà khỏi những vết đốt khó chịu do muỗi và côn trùng gây ra. Remos chứa 15% Diethyltoluamide được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận an toàn và hiệu quả xua muỗi suốt 10 giờ. Đồng thời, thành phần có chứa vitamin E và tinh chất Aloe Vera sẽ giúp giữ ẩm và dưỡng da. Có Remos bảo vệ da, muỗi tránh xa, cả nhà sẽ phòng ngừa được mọi vấn đề và dịch bệnh nguy hiểm do muỗi.

- Dạng phun sương với 02 hương: Lavender & Sả Chanh

- Dạng kem với 03 hương: Lavender, Sả Chanh & Cam.

Hướng dẫn sử dụng: Dùng cho người lớn và trẻ em trên 4 tuổi

- Với dạng phun sương: Để cách bề mặt da 10-15cm, phun một lượng thích hợp lên da rồi thoa đều;

- Đối với vùng mặt hay cổ, phun dung dịch ra lòng bàn tay, rồi thoa lên da;

- Với dạng kem: Lấy một lượng kem thích hợp ra lòng bàn tay rồi thoa đều lên vùng da hở như cổ, mặt, tay chân.

remos

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar