02/10/2016 09:05 GMT+7

​Bệnh sởi làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm khác

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Lâu nay, giới khoa học cho rằng bệnh sởi làm suy giảm cơ chế miễn dịch tự nhiên của cơ thể người trong vài tháng.

Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ mới đây kết luận rằng căn bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp này có thể phá hủy hệ miễn dịch tới 3 năm, làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và bệnh hiểm nghèo khác cho người bệnh. 

Để đưa ra kết luận này, nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Princeton đã tiến hành nghiên cứu dữ liệu thu thập trong nhiều thập kỷ qua về các trường hợp tử vong ở trẻ em tuổi từ 1-9 ở châu Âu và trẻ 1-14 tuổi ở Mỹ trong cả hai giai đoạn trước và sau khi tiêm vắcxin phòng sởi. Kết quả cho thấy virus sởi phá hủy hệ miễn dịch của người bệnh trong trung bình 28 tháng sau khi lây nhiễm. 

Trong thời gian này, những trẻ mắc sởi có nguy cơ cao tử vong vì các bệnh truyền nhiễm khác như viêm phổi, viêm phế quản, viêm màng não, tiêu chảy, các bệnh ký sinh trùng... Nguyên nhân là do virus sởi tấn công và tiêu diệt các tế bào nhớ trong hệ miễn dịch, có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể trước các căn bệnh truyền nhiễm. 

Nhà nghiên cứu về bệnh truyền nhiễm và hệ miễn dịch thuộc Đại học Princeton đồng thời là trưởng nhóm nghiên cứu, Michael Mina, kết luận vắcxin phòng sởi không chỉ có tác dụng ngăn ngừa bệnh sởi mà còn giúp ngăn ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm chết người khác. Theo chuyên gia trên, vắcxin phòng sởi là một trong những can thiệp y tế có lợi nhất đối với sức khỏe cộng đồng.

Công trình nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Science (Khoa học) của Mỹ, trong bối cảnh giới chức y tế cộng đồng nước này đang lo ngại việc ngày càng có nhiều phụ huynh từ chối cho con em đi tiêm vắcxin ngừa sởi. 

Năm 2000, Chính phủ Mỹ tuyên bố đã xóa sổ hoàn toàn bệnh sởi. Tuy nhiên, số ca nhiễm sởi tại Mỹ đã tăng vọt trong những năm gần đây và tình trạng này trùng khớp với xu hướng người dân từ chối tiêm phòng vaccine sởi do lo ngại loại vắcxin này có thể sẽ gây ra các chứng bệnh tâm thần. 

Năm ngoái, nhà chức trách Mỹ phát hiện 668 trường hợp mắc sởi, cao kỷ lục kể từ năm 1994. Mặc dù các nghiên cứu khoa học đã loại trừ bất cứ sự liên hệ nào giữa vắcxin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella với bệnh tâm thần song xu hướng từ chối tiêm vắcxin vẫn tiếp tục phổ biến trong những năm qua tại Mỹ. 

Sởi là loại bệnh có khả năng lây nhiễm cao, virus có thể lan truyền trong không khí mà không cần tiếp xúc trực tiếp. Bệnh thường có biểu hiện ban đầu như sốt, sau đó dẫn đến ho, chảy nước mũi, viêm màng kết và phát ban. Sởi có thể dẫn đến những biến chứng phức tạp như nhiễm trùng phổi. 

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong giai đoạn 2000-2013, vắcxin phòng sởi giúp giảm tới 75% trường hợp tử vong vì bệnh này trên toàn thế giới.

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Ông T.T.Đ. (42 tuổi, ngụ tại Biên Hòa, Đồng Nai) khám cấp cứu và nhập viện do mắt bên phải bị sưng húp và hơi lồi.

Hàng xóm dùng đũa nhựa đâm vào mắt, nhãn cầu phải của bệnh nhân bị biến dạng nặng

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Do thấy tăng cân, da biến đổi khác thường, người phụ nữ 53 tuổi đi khám thì phát hiện mắc hội chứng Cushing.

Tăng cân, mặt tròn như mặt trăng, da mỏng đi, có thể bạn đã mắc hội chứng Cushing

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Trong lúc các cơ quan chức năng đang nỗ lực ngăn chặn các hành vi sai phạm, người dân khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ nha khoa cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn.

Cẩn trọng trong lựa chọn sử dụng dịch vụ nha khoa

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Khi trẻ bị phát ban xuất huyết Schonlein - Henoch, dù đã hết ban, tổn thương thận vẫn có thể âm thầm phát triển gây biến chứng nguy hiểm.

Cảnh báo bệnh ban xuất huyết Schonlein - Henoch gây biến chứng thận nguy hiểm ở trẻ em

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương vừa tiếp nhận bệnh nhi L.T.M. (7 tuổi, ở Hà Giang) trong tình trạng nguy kịch, co giật, môi tím tái và suy hô hấp.

Bị thanh gỗ đâm vào chân khi đá bóng, một trẻ 7 tuổi nhập viện nguy kịch

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3

Sáng 12-4, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

Lần đầu tiên Việt Nam ghép thành công tim nhân tạo bán phần thế hệ 3
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar