11/07/2018 17:13 GMT+7

Bệnh rối loạn giấc ngủ tiên phát

Nguồn: Bệnh viện Quân y 103
Nguồn: Bệnh viện Quân y 103

Một người được coi là mất ngủ nếu họ ngủ ít hơn bình thường từ 2 giờ trở lên. Mất ngủ bao gồm mất ngủ đầu giấc, giữa giấc, cuối giấc.

Bệnh rối loạn giấc ngủ tiên phát - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: medisite.fr

Một người được coi là mất ngủ nếu họ ngủ ít hơn bình thường từ 2 giờ trở lên. Ví dụ một nam thanh niên 25 tuổi, trước đây mỗi ngày ngủ 8 giờ. Nếu bây  giờ anh ta chỉ ngủ được 5 giờ mỗi ngày thì coi như là mất ngủ.

Mất ngủ bao gồm mất ngủ đầu giấc (khó vào giấc ngủ), mất ngủ giữa giấc (đang ngủ thì tỉnh giấc và phải mất một thời gian dài mới ngủ lại được), mất ngủ cuối giấc (thức giấc sớm lúc 2-3 giờ sáng và không ngủ lại được). Khi tất cả các dạng mất ngủ này nặng lên, bệnh nhân sẽ mất ngủ hoàn toàn.

Mất ngủ mạn tính là mất ngủ liên tục, kéo dài trên 1 tháng mà không có nguyên nhân nào rõ ràng (không phải do trầm cảm, tâm thần phân liệt, nghiện rượu, nghiện ma túy…).

Thực tế cho thấy, bệnh mất ngủ mạn tính thường kéo dài nhiều năm (hàng chục năm), nhiều bệnh nhân bệnh kéo dài suốt đời.

Nguyên nhân

Giảm nồng độ chất dẫn truyền thần kinh serotonin ở khe xinap (xinap là nơi tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc với các tế bào khác, khe xinap là 1 khe nhỏ nằm giữa màng trước và màng sau xinap) của một số vùng não được coi là nguyên nhân của bệnh mất ngủ mạn tính. Nồng độ chất serotonin bằng khoảng 70% người bình thường. Như vậy, giảm nồng độ serotonin ở não không trầm trọng như bệnh trầm cảm.

Nguyên nhân của giảm nồng độ serotonin là do rối loạn về gien di truyền dẫn đến việc điều tiết sản xuất chất serotonin bị rối loạn.

Triệu chứng

- Mất ngủ: Bệnh nhân có thể mất ngủ đầu giấc (với người trẻ), cuối giấc (người cao tuổi) hoặc giữa giấc (người trung niên). Hiếm khi bệnh nhân có mất ngủ hoàn toàn. Giấc ngủ thường được bệnh nhân mô tả là không sâu, ngủ chập chờn, dễ tỉnh giấc, đầy mộng mị. Vì vậy, khi bệnh nhân tỉnh giấc, họ luôn cảm thấy khó chịu và thèm được ngủ.

- Hưng phấn nhẹ vào buổi chiều tối: Bệnh nhân cảm thấy phấn khích nhẹ vào buổi chiều tối. Đây cũng là một trong những lý do khiến bệnh nhân khó ngủ hơn. Điều kỳ lạ là khi đọc báo, xem tivi… họ có thể ngủ gật, nhưng khi đi vào giường để ngủ thì họ lại thấy tỉnh táo hoàn toàn và không sao vào giấc ngủ được nữa.

- Bệnh nhân vẫn ăn được, chỉ cảm thấy mệt mỏi nhẹ vào buổi sáng. Trí nhớ và chú ý của họ vẫn tốt, họ vẫn đảm nhiệm được mọi công việc bình thường.

- Điện não đồ của các bệnh nhân này cho thấy sóng alpha mất dạng thoi, giảm cả về chỉ số và biên độ. Cá biệt có bệnh nhân mất hoàn toàn sóng alpha. Ngược lại, sóng beta chiếm ưu thế trên tất cả các đạo trình của điện não đồ. Đôi khi chúng ta nhận thấy có một vài sóng chậm theta biên độ thấp, đỉnh tù ở vùng chẩm, đỉnh, thái dương hai bên. Vì thế, bệnh nhân dễ bị nhầm lẫn với thiểu năng tuần hoàn não.

- Bệnh nhân không có tiền sử nghiện rượu, ma túy, chấn thương sọ não…

Điều trị

- Điều trị mất ngủ mạn tính bằng thuốc chống trầm cảm 3 vòng hoặc đa vòng liều thấp, kết hợp với thuốc an thần mới liều thấp. Bệnh nhân cần được điều trị liên tục tối thiểu 18 tháng dưới sự kê đơn, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

- Các khó khăn khi điều trị mất ngủ mạn tính:

+ Bệnh nhân đã bị bệnh nhiều năm trước khi đến khám bác sĩ tâm thần, bệnh đã quá lâu, khó chữa.

+ Bệnh nhân đã tự điều trị bằng các thuốc ngủ và bình thần như gacdenal, stilox, seduxen…

Nguồn: Bệnh viện Quân y 103

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Đó là thông tin được PGS Nguyễn Thị Bích Đào - chủ tịch Hội Đái tháo đường và nội tiết TP.HCM - chia sẻ tại hội thảo khoa học Chiến lược quản lý các bệnh lý tim mạch - chuyển hóa từ khuyến cáo đến thực hành lâm sàng do Bệnh viện Gia An 115 tổ chức.

Đái tháo đường âm thầm 'tấn công' người trẻ, 5 người sẽ có 1 người không biết bệnh

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Kém khoáng hóa men răng hàm - răng cửa (MIH) là bệnh lý phổ biến liên quan đến khiếm khuyết cấu trúc men răng trong quá trình phát triển, với tỉ lệ xác định khoảng 13% dân số thế giới.

Cách nhận biết, điều trị bệnh 13% dân số thế giới mắc: Kém khoáng men răng hàm - răng cửa

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các phương pháp điều trị hóa trị, xạ trị, phẫu thuật, phối hợp đa mô thức tiên tiến đã và đang được triển khai, giúp quản lý bệnh tốt từ giai đoạn sớm, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân ung thư.

Bệnh viện Chợ Rẫy ứng dụng nhiều phương pháp tiên tiến trong điều trị ung thư

Môn thể thao giúp kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm, tốt hơn cả đi bộ

Một nghiên cứu phát hiện môn thể thao giúp sống lâu và sống khỏe, thậm chí tốt hơn cả đi bộ hay tập tạ.

Môn thể thao giúp kéo dài tuổi thọ thêm 10 năm, tốt hơn cả đi bộ

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

Việc uống cà phê ngay lập tức sau khi ngủ dậy có thể cản trở hoạt động của adenosine.

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư

Mạng xã hội thời gian qua dấy lên tin đồn rằng dùng quá nhiều axit folic có thể gây độc, hoặc dẫn đến ung thư. Nhưng sự thật là gì?

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar