29/03/2012 06:12 GMT+7

Bệnh lao đang "trẻ" lại

QUỐC NGỌC thực hiện
QUỐC NGỌC thực hiện

TT - Tại Việt Nam, mặc dù công tác chống lao được triển khai tốt song vẫn còn khá nhiều bệnh nhân lao không được phát hiện.

Phóng to
Khám cho bệnh nhân lao/HIV trong khuôn khổ chương trình chống lao quốc gia - Ảnh: L.Q.G.

Có tới 1/3 số bệnh nhân lao không đi khám bệnh hoặc chậm trễ điều trị, nguy cơ tử vong rất cao.

Trả lời về những thách thức chương trình chống lao quốc gia đang đối diện, PGS.TS Đinh Ngọc Sỹ - giám đốc Bệnh viện Phổi trung ương, chủ nhiệm chương trình - cho biết:

- Có thể kể ra ba thách thức lớn nhất. Một là chưa đủ nhân lực phục vụ một cách ổn định trong chuyên ngành này, nhất là nhân viên y tế tuyến huyện. Tại tuyến này nhân lực làm công tác chống lao vừa thiếu lại vừa yếu. Hiện không có bác sĩ chuyên khoa phục vụ tại những nơi gần dân, nhất là huyện xã, khiến người dân khó tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế chuyên khoa lao, phổi dẫn đến quá tải các bệnh viện tuyến trên. Hai là sự hiểu biết đầy đủ về bệnh lao và dân trí nói chung của một số vùng miền còn hạn chế. Thách thức này là “rào cản nội tại” khiến người dân còn kỳ thị với bệnh và với người bệnh lao, người bệnh không nhận thức rõ quyền lợi được chữa bệnh cũng như trách nhiệm của mình với cộng đồng. Cuối cùng, nguồn tài chính quốc gia cho công tác chống lao còn quá ít. Mỗi năm khoảng 100 tỉ đồng từ ngân sách chi cho công tác này, chủ yếu mua thuốc chống lao, đáp ứng cho 1/3 nhu cầu thực tế. Trong khi đó, các nguồn viện trợ quốc tế ngày càng giảm dần.

* Vì sao ông thường nói “cán bộ chống lao đang già đi, bệnh lao thì trẻ lại”?

- Hiện ít có bác sĩ, cán bộ y tế trẻ về “đầu quân” cho ngành lao. Những cán bộ cũ đang già đi đúng nghĩa theo năm tháng. Trong khi đó, bệnh lao ở Việt Nam lại đang có xu hướng “trẻ hóa”. Tức là xảy ra nhiều ở lứa tuổi thanh thiếu niên từ 15-24 tuổi. Ở đây có mối liên quan giữa lao với HIV, giữa lao với mức độ di dân, tìm việc làm, hoặc với lối sống buông thả của một số thanh thiếu niên... làm bệnh lao “trẻ lại”. Vậy là có “cuộc chiến không cân sức” giữa một bên là người chống lao và một bên là bệnh lao!

* Xin ông cho biết cụ thể hơn về tình hình đồng nhiễm lao/HIV, lao đa kháng thuốc và bệnh lao trong các khu vực đặc biệt như trại giam, trung tâm cai nghiện tại nước ta?

- Theo số liệu điều tra đã công bố, tỉ lệ đồng nhiễm lao/HIV ở Việt Nam là 8% (thế giới 13%) trong tổng số bệnh nhân lao. Tỉ lệ lao đa kháng thuốc là 2,7% trong số bệnh nhân chưa được điều trị bao giờ và khoảng 19% số bệnh nhân đã được điều trị trước đó. Trong trại giam và các trung tâm cai nghiện tỉ lệ này còn cao hơn nhiều lần. Nếu chúng ta không quản lý được số này đó sẽ là nguồn lây rất nguy hiểm cho cộng đồng.

* Đã có những tiến bộ gì trong kỹ thuật chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lao, thưa ông?

- Nói khó khăn trong chẩn đoán, điều trị và dự phòng không có nghĩa chúng ta bó tay. Hiện chúng ta đã có các phương tiện chẩn đoán nhanh, chính xác cao như các kỹ thuật sinh học phân tử (Realtime PCR, GeneXpert...) có thể chẩn đoán lao trong 90 phút, đang triển khai tại một số cơ sở chống lao mà mục tiêu là đưa xuống tuyến huyện.

Chúng ta cũng đang chuẩn bị áp dụng phác đồ mới, mạnh hơn, ngắn hơn và hợp tác nghiên cứu văcxin phòng bệnh mới. Những tiến bộ đó được nghiên cứu áp dụng thí điểm trước khi áp dụng rộng rãi trong cộng đồng.

Quốc gia nào cũng có lao kháng thuốc và lao/HIV

Theo chương trình chống lao quốc gia, trung bình cứ 4 giây trôi qua thế giới có một người chết vì lao. Bên cạnh đó tình hình lao đồng nhiễm HIV cũng gia tăng, chiếm khoảng 13% trong tổng số bệnh nhân lao. Tình hình lao kháng thuốc đang xảy ra ở hầu hết các quốc gia. Ngoài ra, báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2011 cho biết lao là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai trong các bệnh nhiễm trùng với gần 2 triệu người tử vong mỗi năm.

Ở Việt Nam mỗi năm phát hiện khoảng 100.000 bệnh nhân lao và đã chữa khỏi hơn 90% trong số đó.

QUỐC NGỌC thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Phó chủ tịch UBND TP.HCM đánh giá cao Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã tiên phong thực hiện chiến lược liên kết vùng, hỗ trợ chuyên môn cho các bệnh viện vệ tinh chặn ung thư.

Phó chủ tịch TP.HCM: Bệnh viện Ung bướu tiên phong trong hỗ trợ các bệnh viện vệ tinh

Bộ Chính trị: Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi

Bộ Chính trị yêu cầu cần nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các cặp vợ chồng và cá nhân sinh đủ hai con.

Bộ Chính trị: Nghiên cứu ban hành các chính sách hỗ trợ cho phụ nữ sinh đủ hai con trước 35 tuổi

TP.HCM đề xuất giảm còn 102 trạm y tế, mỗi trạm tối thiểu 4 bác sĩ

Sở Nội vụ TP.HCM vừa đề xuất 273 trạm y tế hiện nay sẽ sắp xếp còn 102 trạm, ước tính mỗi trạm y tế có tối thiểu 4 bác sĩ.

TP.HCM đề xuất giảm còn 102 trạm y tế, mỗi trạm tối thiểu 4 bác sĩ

Thanh gỗ đâm xuyên ngực gần 1 gang tay, nam thanh niên thoát chết kỳ diệu

Nam thanh niên tại Quảng Bình bị thanh gỗ lớn đâm xuyên thấu vùng ngực trái sâu 20cm. May mắn thanh niên này đã được cứu kịp thời.

Thanh gỗ đâm xuyên ngực gần 1 gang tay, nam thanh niên thoát chết kỳ diệu

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Khi đi khám tổng quát, một bệnh nhân nam 29 tuổi phát hiện huyết thanh đục như sữa, đây là dấu hiệu cảnh báo nguy cơ đột quỵ, viêm tụy cấp...

Đi khám sức khỏe phát hiện huyết thanh đục như sữa, nguy cơ đột quỵ cao

Tăng cường phối hợp y tế đa ngành nhằm giảm gánh nặng HPV

MSD Việt Nam phối hợp cùng Hội Y Học Dự Phòng Việt Nam (VAPM) tổ chức hội nghị khoa học đa chuyên khoa với chủ đề “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV”.

Tăng cường phối hợp y tế đa ngành nhằm giảm gánh nặng HPV
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar