10/05/2018 09:03 GMT+7

Bệnh khớp mãn tính ở trẻ em có khả năng gây tàn phế

Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương (Bộ Y tế)
Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương (Bộ Y tế)

Bệnh xương khớp ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau: Từ đau mỏi xương khớp tuổi đang lớn, viêm khớp cấp tính… cho đến những bệnh khớp mãn tính.

Bệnh khớp mãn tính ở trẻ em có khả năng gây tàn phế - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: kayalortho.com

Đau khớp, nhức chân là than phiền thông thường hay có ở trẻ em tuổi đi học (3-7 tuổi) sau một ngày chạy nhảy, vận động nhiều hoặc có xô ngã. Nếu trẻ bị đau do vận động nhiều hoặc do tiếp xúc, va chạm với các vật cứng thì không có vấn đề gì đáng lo ngại.

Tuy nhiên các bệnh cơ xương khớp rất đa dạng ở trẻ em do nhiều nguyên nhân khác nhau: Từ đau mỏi xương khớp tuổi đang lớn, viêm khớp cấp tính do vi khuẩn, do lao, viêm sau chấn thương… cho đến những bệnh khớp mãn tính do nguyên nhân rối loạn miễn dịch (tự miễn, lupus, bạch cầu cấp…).

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm khớp:

- Đau khớp: Các khớp bị đau khi vận động và hết đau khi nghỉ ngơi. Tình trạng này thường là do bệnh viêm khớp đang âm thầm tiến triển có thể gây đau không ngớt.

- Cứng khớp: Cảm thấy các khớp bị cứng, đặc biệt tồi tệ vào buổi sáng. Đó là triệu chứng thông thường của bệnh viêm khớp mãn tính.

- Sưng khớp: Các khớp bị sưng hoặc biến dạng khớp.

- Khớp phát ra tiếng động: Các tiếng động "lắc rắc" phát ra từ các khớp xương trong khi vận động.

- Yếu cơ: Có thể nhận thấy các cơ bắp xung quanh các khớp tổn hại bị yếu đi. Việc ít vận động thường xuyên, lâu dài chính là nguyên nhân dẫn đến các cơ bắp ở quanh các khớp bị đau đó dần yếu đi.

Viêm khớp mãn tính có khả năng gây tàn phế

Viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên là viêm khớp khá phổ biến tồn tại khoảng vài tháng đến vài năm còn gọi là viêm khớp mạn tính thanh thiếu niên. Có 3 thể lâm sàng hay gặp:

- Thể viêm ít khớp: Chỉ gây tổn thương dưới 5 khớp chủ yếu là những khớp lớn như khớp vai, khuỷu, gối.

- Thể viêm đa khớp có tổn thương từ 5 khớp trở lên, thường gặp ở những khớp nhỏ bàn tay, bàn chân nhưng cũng có thể gặp ở những khớp lớn.

- Thể viêm khớp hệ thống gây tổn thương nhiều hệ cơ quan trong cơ thể (còn gọi là bệnh Still). Viêm khớp Still là một trong 3 thể lâm sàng của bệnh viêm khớp mãn tính ở trẻ em. Bệnh có biểu hiện sốt dao động, mệt mỏi, đau nhức cơ toàn thân và các triệu chứng này không giảm khi dùng aspirine liều thông thường. Trẻ có thể bị nổi mẩn đỏ ở thân mình và các gốc chi nhưng các mẩn đỏ này mất đi rất nhanh.

Bệnh viêm khớp dạng thấp thanh thiếu niên rất nguy hiểm cho trẻ, nếu phát hiện quá muộn, gây tổn thương khớp nghiêm trọng sẽ dẫn đến tàn phế. Vì vậy khi thấy có những biểu hiện bất thường về khớp như sưng, đỏ, nóng, đau phải đưa trẻ đến khám ở các chuyên gia khớp.

Trên lâm sàng, nếu dấu hiệu sưng khớp khó xác định thì có thể dùng siêu âm để chẩn đoán. Khi có tràn dịch, cần chọc dò để làm xét nghiệm dịch khớp trong trường hợp nghi ngờ có nhiễm trùng. X-quang thường không có giá trị nhiều trong giai đoạn sớm vì chưa thấy các tổn thương như hẹp khe khớp, hủy khớp hay khuyết ổ khớp. Chụp cộng hưởng từ có thể được chỉ định đối với các trường hợp tràn dịch khớp khó xác định như khớp háng. Xét nghiệm miễn dịch, tìm sự hiện diện của yếu tố thấp và kháng thể kháng nhân….

Cần phải loại trừ một số bệnh lý khác có thể gây ra một bệnh cảnh tương tự như: Thấp khớp cấp, nhiễm trùng khớp, tổn thương khớp trong các bệnh hệ thống và bệnh lý về máu…

Viêm khớp mãn tính ở trẻ em được điều trị bằng các thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoide, ức chế miễn dịch, vật lý trị liệu… Nếu được chẩn đoán và điều trị sớm, trẻ có thể bảo tồn được các khớp và hạn chế đến mức tối đa sự biến dạng khớp gây tàn phế.

Tuy nhiên, các bệnh khớp tự miễn, sau khi điều trị ổn định trẻ vẫn cần được khám khớp và theo dõi định kỳ theo chuyên khoa để tránh trường hợp bị lại.

Nguồn: Bệnh viện Nhi Trung ương (Bộ Y tế)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

5 vấn đề sức khỏe khiến tay, chân luôn lạnh toát

Tay, chân liên tục lạnh toát có phải dấu hiệu cho thấy sức khỏe có vấn đề không?

5 vấn đề sức khỏe khiến tay, chân luôn lạnh toát

Mua phải sản phẩm giảm cân chứa chất cấm nguy hại thế nào?

Mong muốn giảm cân nhanh, không ít chị em rơi vào "bẫy" thực phẩm chức năng giảm cân được quảng cáo rầm rộ trên mạng.

Mua phải sản phẩm giảm cân chứa chất cấm nguy hại thế nào?

Bí quyết mùa hè vui trọn cho trẻ, mẹ chuẩn bị từ hôm nay!

Mùa hè – khoảng thời gian tuyệt vời để con trải nghiệm, vui chơi, khám phá thế giới. Nhưng với mẹ, đây cũng là mùa của muôn vàn những nỗi lo.

Bí quyết mùa hè vui trọn cho trẻ, mẹ chuẩn bị từ hôm nay!

Khẩu trang đắt hàng chợ mạng sau cảnh báo của cơ quan chức năng về COVID-19

Tin COVID-19 'nóng' trở lại, khiến lượng khẩu trang bán ra trên chợ mạng Shopee tăng vọt hơn 65% chỉ trong 2 tuần đầu tháng 5.

Khẩu trang đắt hàng chợ mạng sau cảnh báo của cơ quan chức năng về COVID-19

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar