20/09/2016 17:03 GMT+7

​Bệnh không lây nhiễm làm tăng các ca tử vong sớm

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Các bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là các bệnh về tim mạch, đái tháo đường, ung thư và các bệnh hô hấp mạn tính đang gia tăng nhanh chóng ở nước ta.

Đây là thông tin từ chuyến công tác tại Việt Nam (từ ngày 12-16/9) của đoàn công tác liên cơ quan Liên Hợp Quốc (UNIATF) cho biết nhằm hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong nỗ lực ngăn chặn các bệnh không lây nhiễm. 

Đoàn công tác bao gồm đại diện của các tổ chức: Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), Quỹ Dân số Liên Hợp  Quốc (UNFPA), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Đoàn công tác nhận thấy các bệnh không lây nhiễm, chủ yếu là bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh hô hấp mạn tính đang gia tăng nhanh chóng và hiện là nguyên nhân gây ra 73% tổng số các ca tử vong của cả nước. Cụ thể là bệnh không lây nhiễm gây ra hơn 379.000 ca tử vong mỗi năm, trong đó 163.000 ca là các ca tử vong sớm (trong độ tuổi 30-70). Hơn 1/3 tổng số ca tử vong ở Việt Nam là do các bệnh tim mạch gây ra.

Đoàn công tác nhận định hiện nay Việt Nam đang đối mặt với những gánh nặng bệnh không lây nhiễm do toàn cầu hóa, đô thị hóa và sự già hóa dân số; tỷ lệ hút thuốc lá trong số nam giới mặc dù đã giảm, nhưng vẫn còn rất cao (45,3%), và có tới 44,2% số nam giới uống rượu bia ở mức nguy hại. 

Thừa cân và béo phì đã tăng từ 12% lên 16% trong 5 năm qua. Tính trung bình, dân số Việt Nam đang tiêu thụ muối cao gấp 2 lần khuyến cáo của WHO. Bệnh tăng huyết áp cũng đang gia tăng nhanh chóng và hiện nay cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị bệnh tăng huyết áp.

Trước thực tế trên, đoàn công tác đã khuyến cáo một kế hoạch cụ thể để ứng phó với các bệnh không lây nhiễm thông qua một nhóm các biện pháp can thiệp đã được chứng minh là có hiệu quả cao. Các can thiệp chủ yếu bao gồm tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với thuốc lá và thực thi đầy đủ Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá. Đoàn công tác cũng khuyến cáo Việt Nam sớm xây dựng luật phòng chống tác hại của rượu bia. 

Đoàn công tác chia sẻ nguồn thu từ thuế thuốc lá là nguồn lực tài chính đáng kể để đáp ứng với các bệnh không lây. Ví dụ như Philippines đã tăng gấp 3 lần quy mô nguồn thu này bằng cách tăng thuế thuốc lá. Đoàn công tác khuyến nghị Việt Nam nên thiết lập một quỹ nâng cao sức khỏe cộng đồng, trên cơ sở Quỹ phòng chống tác hại của thuốc lá.

Trong chuyến công tác, đoàn đã đến tỉnh Hà Nam tham quan mô hình quản lý các bệnh không lây nhiễm ở các trạm y tế, một dự án thí điểm do Chính phủ và WHO hỗ trợ. 

"Chúng ta cần học hỏi từ kinh nghiệm này và bảo đảm các trạm y tế và cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu khác trên khắp cả nước có thể quản lý các bệnh nhân tăng huyết áp và đái tháo đường. Bên cạnh đó, tất cả những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch được tiếp cận thuốc và tư vấn để phòng nhồi máu cơ tim và đột quỵ, giảm thiểu tử vong sớm", bác sĩ Warrick Junsuk Kim, Văn phòng WHO khu vực Tây Thái Bình Dương cho biết. 

Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ô nhiễm không khí có thể dẫn đến ung thư phổi ở người không hút thuốc

Nghiên cứu mới đây đã phát hiện mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và nhiều loại đột biến DNA gây ung thư phổi, đặc biệt ở những người được chẩn đoán mắc bệnh dù chưa từng hút thuốc lá.

Ô nhiễm không khí có thể dẫn đến ung thư phổi ở người không hút thuốc

Người dân đóng tiền điện ra sao sau sáp nhập vào TP.HCM?

Từ ngày 1-7-2025, sau khi Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu sáp nhập vào TP.HCM theo nghị quyết của Quốc hội, việc cung cấp và quản lý điện tại hai khu vực này cũng chính thức chuyển giao cho Tổng công ty Điện lực TP.HCM (EVNHCMC).

Người dân đóng tiền điện ra sao sau sáp nhập vào TP.HCM?

Singapore nâng ý thức người tham gia giao thông trên vỉa hè

Hơn 200km đường dành cho người đi bộ cạnh đường dành cho xe đạp được chuyển thành đường cho người đi bộ kể từ khi Cơ quan Giao thông Đường bộ Singapore công bố sáng kiến này vào tháng 8-2024.

Singapore nâng ý thức người tham gia giao thông trên vỉa hè

Nguy cơ chatbot AI bị lợi dụng phát tán thông tin sức khỏe sai lệch

Các chatbot AI phổ biến có thể được lập trình để trả lời sai lệch các câu hỏi về sức khỏe với giọng điệu thuyết phục, thậm chí kèm theo trích dẫn giả từ những tạp chí y khoa uy tín.

Nguy cơ chatbot AI bị lợi dụng phát tán thông tin sức khỏe sai lệch

Mỹ: Nhiều công ty thuê chuyên gia bồi dưỡng kỹ năng mềm cho nhân viên Gen Z

Nhiều doanh nghiệp tại Mỹ đang phải cầu viện đến các chuyên gia về nghi thức ứng xử sau khi ngày càng nhiều nhân viên thuộc thế hệ Z bị đánh giá là thiếu kỹ năng cơ bản nơi công sở.

Mỹ: Nhiều công ty thuê chuyên gia bồi dưỡng kỹ năng mềm cho nhân viên Gen Z

Nhìn lại hành trình 5 năm - 4 mùa ‘Nụ cười hồng’ của ICOOL

Chương trình hiến máu “Nụ cười hồng” của Hệ thống Karaoke ICOOL suốt 5 năm qua không chỉ là hoạt động thiện nguyện mà còn thể hiện trách nhiệm xã hội, là hành trình mà từng nhân viên đã cùng nhau góp những giọt máu để chia sẻ sự sống.

Nhìn lại hành trình 5 năm - 4 mùa ‘Nụ cười hồng’ của ICOOL
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar