14/12/2018 17:43 GMT+7

Bệnh đái tháo nhạt là gì?

Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng
Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng

Đái tháo nhạt là một thuật ngữ chung cho mọi tình trạng khiến cơ thể của bạn tạo nhiều nước tiếu hơn bình thường.

Bệnh đái tháo nhạt là gì? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: healthy-topic.com

Hầu hết mọi người đều đã từng nghe nói đến hai loại đái tháo. Nhưng bạn đã từng nghe một cái tên không có liên quan gì tới đường máu? Đó là một thuật ngữ chung cho mọi tình trạng khiến cơ thể của bạn tạo nhiều nước tiếu hơn bình thường.

Đó chính là đái tháo nhạt. Tình trạng khiến bạn khát nhiều do bạn tiểu nhiều.

Nó ảnh hưởng đến bạn như thế nào?

Cơ thể của bạn sản sinh ra một loại hormone được gọi là hormone chống bài niệu (antidiuretic hormone - ADH). Nội tiết tố này được sản xuất tại một vùng của não có tên là vùng dưới đồi và được dự trữ ở tuyến yên. Nó giúp thận của bạn giữ lại nước làm cho nước tiểu trở nên cô đặc.

Khi bạn khát hoặc mất nước nhẹ, mức ADH tăng lên. Thận của bạn tái hấp thu nhiều nước hơn, gây cô đặc nước tiểu. Nếu bạn uống quá nhiều nước, mức ADH sẽ giảm xuống, làm bạn tiểu nhiều hơn.

Khi cơ thể bạn không sản sinh đủ lượng ADH, tình trạng này gọi là đái tháo nhạt trung ương. Nếu cơ thể bạn tạo đủ lượng ADH nhưng thận của bạn phản ứng kém, bạn đã mắc đái tháo nhạt do thận. Cả hai loại đều dẫn đến một hậu quả chung.Thận của bạn không giữ được nước, dù cho bạn có đang mất nước bạn vẫn tiểu nhiều.

Triệu chứng là gì?

Khi thận của bạn không giữ được nước, bạn sẽ:

- Rất khát nước;

- Tiểu nhiều;

- Một số người có biểu hiện mất nước.

Nếu bạn mất nước bạn có thể có:

- Mệt mỏi không rõ nguyên nhân;

- Lơ mơ;

- Đau cơ;

- Dễ cáu bẳn.

Chẩn đoán như thế nào?

Nếu bạn có tình trạng trên, bạn có lẽ sẽ phải tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ với triệu chứng khát nước và tiểu nhiều.

Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ làm một chuỗi các xét nghiệm máu và nước tiểu có thể phải mất đến nhiều giờ. Bạn sẽ phải nhịn uống trong suốt quãng thời gian đó, do vậy sẽ khát nước nhiều hơn. Bác sĩ sẽ đo nồng độ natri trong máu và trong nước tiểu của bạn. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng ADH thay thế để xem tình trạng phản ứng của thận đối với việc cô đặc nước tiểu. Kết quả các xét nghiệm và phản ứng của thận đối với ADH sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán

Chữa trị như thế nào?

Đầu tiên, bác sĩ sẽ khuyên bạn uống nhiều nước để thay thế lượng nước đã mất đi. Nếu bạn mắc phải đái tháo nhạt trung ương, một số thuốc như vasopressin (Pitressin) hoặc là desmopressin (DDAVP) có thể thay thế lượng ADH thiếu hụt. Thường được chỉ định đường xịt mũi. Cũng có những liệu pháp làm cho thuốc có công dụng hữu hiệu hơn.

Đái tháo nhạt thận có thể khó chữa trị hơn. Nếu nó gây ra bởi thuốc, dừng thuốc có thể giúp ích cho việc chữa trị. Một số thuốc khác có tác dụng cải thiện triệu chứng. Bao gồm indomethacin (Indocin), và thuốc lợi tiểu như là hydrochlorothiazide  (Microzide) hoặc  amiloride (Moduretic 5-50).

Bệnh nghiêm trọng như thế nào?

Đái tháo nhạt không gây ra suy thận dẫn đến phải lọc máu. Thận của bạn vẫn làm công việc chính là lọc máu. Tuy nhiên, bạn rất dễ đi vào tình trạng mất nước. Luôn đảm bảo rằng bạn có mang đồ uống bên mình đặc biệt là khi nóng hoặc khi tập thể dục./.

Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khẩu trang đắt hàng chợ mạng sau cảnh báo của cơ quan chức năng về COVID-19

Tin COVID-19 'nóng' trở lại, khiến lượng khẩu trang bán ra trên chợ mạng Shopee tăng vọt hơn 65% chỉ trong 2 tuần đầu tháng 5.

Khẩu trang đắt hàng chợ mạng sau cảnh báo của cơ quan chức năng về COVID-19

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Để chủ động ứng phó dịch bệnh COVID-19 diễn biến khó lường trên thế giới, Sở Y tế TP.HCM vừa có văn bản khẩn chỉ đạo các đơn vị liên quan chủ động triển khai phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.

TP.HCM ra văn bản khẩn phòng chống COVID-19, tập trung bảo vệ nhóm nguy cơ cao

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nghiên cứu mới cho thấy một thiết bị nấu bếp quen thuộc đang làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư, đặc biệt ở trẻ em.

Một thiết bị nhà bếp có thể gây nguy cơ ung thư

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?

Gần đây, nhiều người trong một gia đình, cơ quan cùng chung biểu hiện sốt, đau đầu, ho, sổ mũi… Thời điểm này, số ca mắc COVID-19 ở nước ta cũng tăng nhẹ.

Nhiều người bị sốt, ho trong lúc ca COVID-19 tăng nhẹ, bảo vệ sức khỏe sao?

Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98

Chiều 20-5, đại diện Sở An toàn thực phẩm TP.HCM cho biết sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của người bán nổi tiếng trên mạng xã hội là Ngân 98, sau ồn ào thời gian gần đây.

Sau ồn ào, Sở An toàn thực phẩm TP.HCM sẽ kiểm tra sản phẩm giảm cân của DJ Ngân 98

Ăn gì, vệ sinh răng thế nào khi đang niềng răng?

Niềng răng là phương pháp điều trị được sử dụng phổ biến hiện nay, giúp dịch chuyển răng mang lại hàm răng đều đặn. Tuy nhiên, khi niềng răng thường dễ bám thức ăn và mảng bám hơn và làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm lợi.

Ăn gì, vệ sinh răng thế nào khi đang niềng răng?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar