23/09/2014 02:17 GMT+7

​Bé mới sinh đã bị thủy đậu

BS NGUYỄN THÀNH ÚC
BS NGUYỄN THÀNH ÚC

TT - Bé con chị Nguyễn Thị Ngọc H., mới sinh được chín ngày thì bị nổi bóng nước khắp người nên gia đình đưa vào bệnh viện.

Mẹ bé (nhà ở xã Thân Cữu Nghĩa, huyện Châu Thành - Tiền Giang) kể sau khi sinh bé vài ngày thì chị bị bệnh thủy đậu, sợ lây cho bé nên chị mang khẩu trang khi cho con bú, nhưng sau đó bé cũng bị bệnh và nổi bóng nước khắp người. 

Bác sĩ khám và chẩn đoán bé H bị bệnh thủy đậu bội nhiễm phổi nên phải điều trị tại bệnh viện. Bác sĩ giải thích: “Bệnh thủy đậu đa số tự lành sau một tuần, riêng bé H. còn quá nhỏ, lại bị nhiễm trùng cơ hội nữa nên phải điều trị tích cực nhiều ngày hơn. Mẹ mang khẩu trang chỉ tránh cho bé lây qua đường hô hấp, chứ không tránh được lây qua đường tiếp xúc với bóng nước trên da của mẹ khi cho con bú nên bé bị nhiễm...”.

Về chuyên môn bệnh thủy đậu là bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi rút Varicella - Zoster gây ra. Bệnh dễ bị lây nhiễm và chủ yếu truyền qua đường hô hấp. Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện thì dịch tiết bắn ra, nếu người khác hít phải dịch tiết này sẽ nhiễm bệnh.

Thủy đậu cũng có thể lây nhiễm gián tiếp khi người lành tiếp xúc với mụn nước đã bị vỡ, hoặc các vết loét trên da người mắc bệnh. Phần lớn bị lây ở giai đoạn ủ bệnh, trước khi người bệnh nổi bóng nước 2- 3 ngày, sau đó kéo dài 2 - 3 tuần.

Trong trường hợp bà mẹ của bé H., để tránh lây cho con, ngoài mang khẩu trang, mẹ phải tránh tiếp xúc trực tiếp với bé, không ôm ấp, dỗ dành, không cho bú trực tiếp, mà nên vắt sữa ra ly rồi nhờ người khác mang đến cho bé bú (virút thủy đậu không truyền qua sữa mẹ).

Tuy nhiên, khi cả hai mẹ con đều bị thủy đậu thì không cần phải cách ly, vì mỗi người chỉ bị bệnh thủy đậu một lần duy nhất trong đời mà thôi.

Đề phòng bệnh thủy đậu cho trẻ sơ sinh, quan trọng nhất là các bà mẹ nên chích ngừa thủy đậu trước khi mang thai từ 3-6 tháng. Mẹ được chích ngừa sẽ phòng bệnh cho mẹ và phòng bệnh cho cả con mình, vì kháng thể chống virút thủy đậu của mẹ sẽ theo đường máu vào nhau thai và cả theo đường sữa vào cơ thể bé, bảo vệ bé trong 12 tháng đầu đời.

Bà mẹ mang thai mà mắc bệnh thủy đậu rất nguy hiểm cho thai nhi, nhất là trong ba tháng đầu của thai kỳ, virút sẽ qua nhau thai rồi gây rối loạn sự phát triển của thai nhi như: thai chậm phát triển, dị dạng, đa dị tật ở tim, mắt, đầu nhỏ, bại não, sẩy thai... Nếu mẹ mắc bệnh lúc gần sinh thì bé sinh ra có thể sẽ bị thủy đậu toàn thân như nổi bóng nước khắp người, bội nhiễm ở phổi, não, màng não, nặng nhất có thể tử vong.

BS NGUYỄN THÀNH ÚC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

Sở Y tế TP.HCM vừa công bố bảng xếp hạng 10 bệnh viện có điểm chất lượng cao nhất và thấp nhất, sau khi kiểm tra chất lượng các bệnh viện trên địa bàn.

Xếp hạng 10 cơ sở y tế ở TP.HCM có điểm cao nhất và thấp nhất

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Sau sáp nhập, TP.HCM tập trung nâng cao năng lực 168 trạm y tế trên địa bàn thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe người dân.

TP.HCM nâng cấp 168 trạm y tế thành 'bệnh viện mini, cửa ngõ' chăm sóc sức khỏe

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

HĐND TP Hà Nội thông qua nghị quyết quy định mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế cho các trường hợp chính sách.

Hà Nội sẽ hỗ trợ 100% tiền đóng bảo hiểm y tế cho những trường hợp nào?

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng

Gần đây trên mạng xã hội nhiều TikToker sống ở vùng cao đã khai thác và bán cây kê huyết đằng, có người gọi là cỏ máu. Đây là vị thuốc có khả năng chữa bệnh, nhưng cần kết hợp đúng cách với các dược liệu khác mới mang lại hiệu quả cao.

'Kê huyết đằng' vị thuốc quý bổ máu, chữa đau xương khớp nhưng cần sử dụng cho đúng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar