16/12/2024 14:26 GMT+7

Bẻ khớp kêu 'rắc rắc' có hết mỏi hay lại thêm nguy hiểm?

Nhiều người đi massage để được bẻ khớp hoặc thỉnh thoảng lại bẻ lưng, bẻ tay kêu "rắc rắc", liệu massage, bẻ lưng như vậy có bớt mỏi không hay lại gây nguy hiểm?

Bẻ khớp kêu 'rắc rắc' có hết mỏi hay lại thêm nguy hiểm? - Ảnh 1.

Nhân viên y tế xoa bóp bấm huyệt cho bệnh nhân tại Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM - Ảnh: Bệnh viện cung cấp.

Chị N.T.L.A., 42 tuổi, ngụ ở quận 11 (TP.HCM) là nhân viên văn phòng một công ty ở quận 1. Ngồi làm việc suốt và không có thời gian tập thể dục nên thi thoảng buổi trưa hoặc cuối giờ chiều chị tranh thủ đi massage để được bẻ khớp tại một cơ sở ngay gần công ty.

Chỗ chị A. massage có các kỹ thuật viên thực hiện nhiều động tác bẻ khớp làm các khớp kêu "rắc rắc". Chị A. nghe tiếng này như nghe báo hiệu lâu lắm các khớp của chị mới được "vận động" và chị cảm thấy rất "đã".

Bác sĩ Ngô Thị Bạch Yến, khoa khám bệnh (Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM) cho biết nắn chỉnh, bẻ khớp và xoa bóp bấm huyệt có tác dụng giảm đau, thư giãn nhưng đang bị quảng cáo đẩy tác dụng lên thái quá.

Nhiều người cho rằng nắn chỉnh khớp và xoa bóp bấm huyệt phải phát ra tiếng kêu "rắc rắc" mới hiệu quả. Trên thực tế, đa số các trường hợp được nắn khớp - xoa bóp bấm huyệt sẽ không phát ra tiếng kêu.

Việc tự ý bẻ khớp và xoa bóp bấm huyệt không đúng cách (thực hiện ở các cơ sở massage, nhân viên không được đào tạo chính quy), có thể khiến khớp bị tổn thương, lâu dần phát triển thành thoái hóa, viêm khớp hoặc thoát vị đĩa đệm.

Nếu tác động mạnh, có thể gây sang chấn từ nhẹ đến nặng như bong gân, giãn dây chằng, mạnh hơn là đứt, tổn thương cơ nặng, đôi khi gãy xương.

Tiếng kêu "rắc rắc" trong quá trình massage là do các bọt khí sinh ra ở trong màng hoạt dịch khớp cũng như sự dịch chuyển đột ngột của gân và dây chằng. Một số trường hợp thoái hóa khớp với sụn khớp bị mòn cũng sinh ra tiếng kêu tương tự.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Yến nếu xoa bóp bấm huyệt và bẻ khớp không đúng phương pháp và không phù hợp với thể trạng từng người thì có thể còn gây bầm tím, thậm chí ê ẩm hơn hoặc nếu làm những động tác mạnh tác động vào phần xương, khớp thì có thể gây ra nhiều tác hại xấu, thậm chí liệt cột sống.

Đặc biệt, một số trường hợp được báo cáo xảy ra tai biến khi xoa bóp bấm huyệt không đúng cách, dẫn đến tai biến nặng nề (gãy cổ, gãy xương sườn số 12, liệt tứ chi, tử vong…) do người thực hiện xoa bóp bấm huyệt thực hiện động tác sai, mạnh đột ngột.

"Việc thực hiện xoa bóp bấm huyệt, nắn chỉnh bẻ khớp không đúng cách có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe. 

Áp lực mạnh hoặc kỹ thuật thô bạo như giậm chân trên lưng người bệnh, sử dụng các công cụ ấn huyệt tự chế... có thể kích thích dây thần kinh gây ra cảm giác đau, tê liệt hoặc mất cảm giác tạm thời' - bác sĩ Yến khuyến cáo.

Trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ Yến cho biết việc gây tổn thương cho dây thần kinh có thể dẫn đến khó khăn trong vận động, thậm chí teo cơ, liệt cơ hoặc gặp các rối loạn cảm giác kéo dài. Thậm chí có trường hợp bệnh nhân do bị xoa bóp sai cách gây liệt các cơ hô hấp dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, việc xoa bóp bấm huyệt không đúng cách có thể gây vết bầm tím, chảy máu dưới da và bầm dập mô cơ bên dưới, gây đau đớn dai dẳng, đặc biệt là đối với những người cao tuổi, sức khỏe kém.

Những lưu ý khi xoa bóp bấm huyệt và nắn chỉnh khớp

Theo bác sĩ Bạch Yến không nên bẻ khớp cổ, cánh tay, vai kêu "rắc rắc" vì đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng.

Việc thực hiện động tác lắc cổ quá mạnh hoặc đột ngột có thể ảnh hưởng đến các động mạch ở đốt sống cổ.

Việc cố bẻ cổ kêu "rắc rắc" thường xuyên cũng có thể làm giãn dây chằng ở cổ. Điều này sẽ khiến cho hoạt động ở cổ bị yếu và bị đau nếu không được điều trị đúng cách.

Nguy hiểm hơn, việc duy trì thói quen bẻ cổ, lắc cổ trong thời gian dài có thể khiến cho cột sống cổ bị tổn thương, dần dần phát triển thành thoái hóa đốt sống cổ, viêm cột sống hay bệnh thoát vị đĩa đệm cổ.

Đi massage cổ, vai, gáy cũng có thể bị tử vong, vì sao?

Mới đây một ca sĩ nổi tiếng mới 20 tuổi ở Thái Lan đã tử vong sau khi đi massage cổ, vai, gáy. Nguyên nhân gì khiến cô gái trẻ này tử vong?


Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên, đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Bé trai này bị đau bụng bên trái và sốt kéo dài suốt nhiều tháng. Các bác sĩ phát hiện nguyên nhân là một cây tăm xỉa răng nằm trong bụng, gây xuyên tá tràng.

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar