22/03/2022 09:54 GMT+7

Bé bị ban đỏ trên da có phải là triệu chứng của COVID-19?

Bác sĩ  NGUYỄN THÀNH ÚC
Bác sĩ NGUYỄN THÀNH ÚC

TTO - Mới đây, bé Nguyễn Hải B., 2 tuổi, nhà ở phường 4, Mỹ Tho (Tiền Giang), bị sốt ba ngày, bỗng nhiên nổi ban đỏ trên mặt, sau lưng và tay chân. Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện bé bị COVID-19.

Bé bị ban đỏ trên da có phải là triệu chứng của COVID-19? - Ảnh 1.

Phát ban liên quan đến COVID-19 - Ảnh: BS NGUYỄN THÀNH ÚC

Về chuyên môn, khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể, cơ thể sẽ kích hoạt hệ thống miễn dịch chống lại virus COVID-19, để loại bỏ virus xâm nhập. Quá trình này sẽ kích thích tế bào dưỡng bào và các tế bào bạch cầu, nó phóng thích ra nhiều hóa chất trung gian gây hiện tượng viêm và giãn mạch máu dưới da, khiến cho da có màu đỏ, ấn tay vào nó sẽ biến mất.

Ngoài ra phát ban còn do nhiễm trùng trực tiếp ở các mô da do SARS-CoV-2; tác động của việc tăng đông máu đôi khi có thể xảy ra trong COVID-19. Trong một số trường hợp, nó có thể xuất hiện khi bắt đầu có triệu chứng COVID-19, hoặc có thể xảy ra vài ngày sau khi các triệu chứng khác phát triển.

Phát ban liên quan đến COVID-19 có các loại như: sẩn dạng nhú hoặc phát ban kiểu thủy đậu (phát ban đỏ nhú hoặc ban đỏ mụn nước).

Phát ban kiểu nổi mề đay - là phát ban được báo cáo phổ biến thứ hai và xuất hiện đột ngột khi các vết sưng nổi lên trên da đến và đi khá nhanh trong nhiều giờ. Nó có thể liên quan đến bất kỳ phần nào của cơ thể, bao gồm cả da mặt. Phát ban này cực kỳ ngứa và thường bắt đầu với ngứa dữ dội ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, và có thể gây sưng môi và mí mắt.

Phát ban ở ngón chân (còn gọi là "ngón chân COVID"): loại phát ban này gây ra các mảng đổi màu và sưng tấy một hoặc nhiều ngón chân.

Khi bé mắc COVID-19, nếu có dấu hiệu phát ban, sốt kèm theo nhiều hơn một trong các triệu chứng như đau bụng, mắt đỏ, tiêu chảy, chóng mặt… phải đưa bé đến bệnh viện.

Triệu chứng phát ban chiếm 1 - 7% các trường hợp trẻ em bị COVID-19, thường lành tính.

Chuyên gia WHO nêu cách xác định triệu chứng hậu COVID-19

TTO - Theo tiến sĩ Janet Diaz, nếu các triệu chứng biến mất trong vòng 1 tháng, tình trạng này không được coi là hậu COVID-19. Trong khi đó, có khoảng 200 triệu chứng bệnh xuất hiện ở giai đoạn này, phổ biến nhất là mệt mỏi, khó thở và sương mù não.

Bác sĩ NGUYỄN THÀNH ÚC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Nhiều người bệnh mạn tính vui mừng khi Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, nhóm bệnh được kê đơn thuốc tối đa 90 ngày.

Kê đơn thuốc mạn tính tối đa 90 ngày: Bệnh nhân cần lưu ý gì?

Đột quỵ tái phát rất nguy hiểm, phòng ngừa ra sao?

Đột quỵ là tình trạng nguy cấp đe dọa tính mạng và để lại di chứng nặng nề. Nhưng đột quỵ tái phát còn nguy hiểm hơn.

Đột quỵ tái phát rất nguy hiểm, phòng ngừa ra sao?

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Đây là kết quả nghiên cứu với bệnh nhân phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng khi áp dụng chương trình ERAS (phục hồi tăng cường sau phẫu thuật) tại Bệnh viện Chợ Rẫy.

Áp dụng ERAS, mỗi ca phẫu thuật nội soi cắt đại trực tràng tiết kiệm 20 triệu đồng

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Một thông tin lan truyền trên mạng nói rằng bạn sẽ phải ăn 6 quả táo Mỹ mới thu được lượng dưỡng chất tương đương 1 quả táo Ý.

Có thật táo Ý bổ dưỡng gấp 6 lần táo Mỹ?

Nghiện tiêm filler một cô gái Việt bị hoại tử đùi, phải mổ hơn 60 lần để giành lại sự sống

“Bác sĩ ơi, cứu em với!, tiếng kêu cứu giữa đêm của người phụ nữ với hơn 60 lần phẫu thuật và đùi bị hoại tử do tiêm filler. Một ca đại phẫu sinh tử kéo dài suốt 5 giờ đồng hồ để cứu bệnh nhân.

Nghiện tiêm filler một cô gái Việt bị hoại tử đùi, phải mổ hơn 60 lần để giành lại sự sống

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?

Nhiều người chú trọng vào việc lựa chọn món ăn cho bữa tối, với mong muốn ăn những món ngon và giàu dinh dưỡng. Nhưng thời điểm dùng bữa cũng là một yếu tố quan trọng.

Ăn tối muộn có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar