16/03/2022 12:04 GMT+7

Bé 12 tuổi không nói được, khó thở, ho ra máu do mắc COVID-19

DƯƠNG LIỄU
DƯƠNG LIỄU

TTO - Bệnh viện Tim Hà Nội vừa tiếp nhận trường hợp trẻ 12 tuổi được gia đình đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng không nói được, khó thở, ho ra máu, SPO2 80% do mắc COVID-19 diễn biến nặng.

Bé 12 tuổi không nói được, khó thở, ho ra máu do mắc COVID-19 - Ảnh 1.

Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng khó thở, ho ra máu - Ảnh: Bệnh viện Tim Hà Nội

Theo thông tin từ Bệnh viện Tim Hà Nội, cháu N.P. (sinh năm 2010, huyện Đông Anh, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng không nói được, khó thở, ho ra máu, SPO2 80% (độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi), trước đó cháu có tiền sử khỏe mạnh.

Khi nhập viện, kết quả xét nghiệm nhanh 2 lần đều âm tính, sau đó xét nghiệm PCR cho kết quả dương tính với COVID-19.

Bác sĩ Lê Trọng Tú, khoa hồi sức nhi, cho biết khi nhập viện cháu được các bác sĩ nhanh chóng sơ cấp cứu và chuyển đến khoa hồi sức nhi để đặt nội khí quản. Tình trạng bệnh nhi diễn biến xấu, chỉ số thở máy lên cao, huyết động không ổn định nên phải duy trì hai vận mạch.

Ngày hôm sau, bệnh nhi có rối loạn nhanh thất và ngưng tuần hoàn buộc các bác sĩ phải tiến hành sốc điện cấp cứu, nhưng chức năng tim giảm nhiều, mặc dù dùng thuốc rối loạn nhịp nhưng không đáp ứng.

Các bác sĩ đánh giá đây là trường hợp mắc COVID-19 trở nặng, bệnh nhi bị viêm cơ tim cấp nên chỉ định đặt ECMO-tuần hoàn tim phổi ngoài cơ thể. Trong quá trình đặt máy ECMO, bệnh nhi vẫn phải sốc điện và cấp cứu ngừng tuần hoàn.

Sau 2 ngày chạy ECMO, tình trạng bệnh nhi tốt dần lên và được cai ECMO. Đến ngày thứ 3, bệnh nhi được rút nội khí quản có thể tự thở, huyết động đã ổn định.

Bác sĩ Tú cho biết: "Ngay từ khi tiếp nhận, chúng tôi đã chẩn đoán cháu bị viêm cơ tim, nguyên nhân có thể do COVID-19 gây ra dù đã test nhanh 2 lần nhưng phải xét nghiệm PRC mới cho kết quả dương tính với COVID-19".

Các bác sĩ khuyến cáo dù trẻ mắc COVID-19 trở nặng chưa nhiều nhưng phụ huynh không nên chủ quan vì những biểu hiện bệnh ở trẻ khá đa dạng, không chỉ các triệu chứng hô hấp mà cả ở các cơ quan khác như tim, não… cần phát hiện và đưa đến bệnh viện sớm. 

Bộ Y tế khuyến cáo các dấu hiệu chuyển nặng cần báo cấp cứu 115 hoặc đội phản ứng nhanh tại xã phường để được cấp cứu tại nhà hoặc đưa trẻ đến bệnh viện ngay, gồm thở nhanh; khó thở, cánh mũi phập phồng; rút lõm lồng ngực; li bì, lờ đờ, bỏ bú/ăn uống; tím tái môi đầu chi; SpO2 < 95%.

Ngoài ra, với 8 triệu chứng sau đây của trẻ, gia đình cần báo ngay cho nhân viên y tế: Sốt > 38 độ C; đau rát họng, ho; tiêu chảy; trẻ mệt, không chịu chơi; tức ngực; cảm giác khó thở; SpO2 < 96%; ăn/bú kém.

Khi điều trị trẻ mắc COVID-19 mức độ nhẹ tại nhà, trường hợp điều trị không dùng thuốc cần lưu ý: Áp dụng phòng ngừa chuẩn, đeo khẩu trang với trẻ ≥ 2 tuổi. Uống nhiều nước hoặc dung dịch điện giải oresol. Đảm bảo dinh dưỡng: bú mẹ, ăn đầy đủ. Vệ sinh thân thể, răng miệng, mũi họng. Tập thể dục tại chỗ và tập thở ít nhất 15 phút/ngày (trẻ lớn).

Hướng dẫn của Bộ Y tế về điều trị COVID-19 cho trẻ em nêu rõ yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng của trẻ mắc COVID-19 là trẻ đẻ non, cân nặng thấp; béo phì, thừa cân; đái tháo đường, các bệnh lý gene và rối loạn chuyển hóa; các bệnh lý phổi mãn tính, hen phế quản và ung thư (đặc biệt là các khối u ác tính về huyết học, ung thư phổi..);

Bệnh thận mãn tính; ghép tạng hoặc cấy ghép tế bào gốc tạo máu; bệnh tim mạch (tim bẩm sinh, suy tim, tăng áp phổi, bệnh động mạch vành hoặc bệnh cơ tim, tăng huyết áp), bệnh lý thần kinh (bao gồm cả chứng sa sút trí tuệ, rối loạn tâm thần).

Ngoài ra, các đối tượng trẻ có các yếu tố nguy cơ bệnh diễn biến nặng khi mắc COVID-19 là trẻ mắc bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh thalassemia, bệnh huyết học mãn tính khác; các bệnh lý suy giảm miễn địch bẩm sinh hoặc mắc phải; bệnh gan - đang điều trị bằng thuốc corticoid hoặc các thuốc ức chế miễn dịch khác; các bệnh hệ thống...

Nghi vấn bệnh nhi mắc COVID-19 bị thủng dạ dày vì dùng thuốc không đúng cách

TTO - Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng liên tiếp ghi nhận và điều trị 2 trường hợp bệnh nhi mắc COVID-19 bị thủng dạ dày nghi do dùng thuốc kháng sinh không đúng cách.

DƯƠNG LIỄU

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’

Cho rằng bác sĩ thiếu quan tâm, người nhà một bệnh nhân tử vong đã mang di ảnh đến Trung tâm Y tế U Minh để “trục vong”. Lãnh đạo đơn vị tạm đình chỉ kíp trực, lập tổ xác minh toàn bộ vụ việc.

Người nhà mang di ảnh đến bệnh viện ‘trục vong’
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar