20/04/2018 18:56 GMT+7

BBC 'đính chính' không đăng video chiến tranh hạt nhân ở Baltic

THẢO NGUYÊN
THẢO NGUYÊN

TTO - Trong tuần qua, đoạn clip có đầy đủ logo của Đài BBC chiếu cảnh chiến tranh hạt nhân tại khu vực Baltic cũng như cảnh Hoàng gia Anh đang sơ tán được chia sẻ chóng mặt trên mạng xã hội.

Đoạn video clip được cho là của Đài BBC đưa tin về chiến tranh ở Baltic

Đoạn clip dài 3 phút, dường như được dựng trong phòng kỹ thuật của Đài BBC, có logo của đài này. Người dẫn chương trình nói giọng Anh, tuyên bố rằng chiến tranh đã nổ ra ở khu vực Baltic sau khi một máy bay Nga bị bắn rơi. 

Clip còn chiếu cảnh tàu Nga bắn tên lửa cũng như hình ảnh cột khói hình nấm của một quả bom nguyên tử và cảnh Hoàng gia Anh được sơ tán khỏi Điện Buckingham.

Đoạn clip này được đăng lên YouTube và chia sẻ nhiều nhất ở mạng xã hội WhatsApp.

Theo báo Telegraph, một tài khoản Facebook từ Nigeria chia sẻ đoạn clip với dòng viết: "Hãy tìm chỗ ẩn nấp an toàn, Thế chiến thứ 3 sắp xảy ra".

Một tài khoản khác từ New York viết "Nếu thật sự có điều này, chúng ta đang đối mặt cuộc chiến toàn cầu với Nga" và vài giờ sau thêm vào thông tin "Không có đài truyền hình quốc tế nào nói về sự kiện này. Vì vậy, tôi đồ rằng đây là tin giả".

BBC đính chính không đăng video chiến tranh hạt nhân ở Baltic - Ảnh 2.

Hình ảnh gia đình hoàng gia Anh được sơ tán khỏi Điện Buckingham trong clip - Ảnh chụp màn hình

Tờ Telegraph cho biết trong ngày 20-4, Đài BBC phải lên tiếng khẳng định rằng đây không phải là video clip của họ thực hiện và cũng không có cuộc chiến tranh hạt nhân nào đang diễn ra. BBC cho biết phải chính thức lên tiếng vì nhiều bạn đọc đã gọi điện hỏi "thật hư sự việc".

Thật ra đây là đoạn cắt ghép của một video dài gần 1 tiếng đã từng được đăng lên YouTube từ năm 2016 với chú thích "thảm họa hư cấu". 

Tổ chức thực hiện video này lên tiếng: "Đoạn video được cho rằng của Đài BBC thực hiện về NATO và Nga đã được chia sẻ rộng rãi. Chúng tôi muốn nói rõ ràng rằng đoạn clip là hư cấu và không phải do BBC thực hiện".

Mục đích ban đầu của Benchmarking Assessment Group - một công ty săn đầu người, khi thực hiện đoạn clip này là "thử nghiệm thần kinh" để coi "phản ứng của khách hàng trong bối cảnh thảm họa xảy ra".

Hãng này cũng cho biết thời điểm thực hiện clip vào tháng 9-2016 khi chưa tràn lan nạn tin giả nên hoàn toàn chưa lường trước được tình cảnh như hiện nay.

TTO - Hiện đang lan truyền một clip 'cựu tổng thống Barack Obama' nhận xét về bộ phim đình đám Black Panther và nói xấu đương kim tổng thống Donald Trump. Thực hư clip này ra sao?

THẢO NGUYÊN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không có chuyện Nhật Bản ngừng tiêm chủng để giảm tử vong ở trẻ em

Nhiều người dùng mạng xã hội Mỹ trong tháng 5 này lan truyền thông tin Nhật Bản đã ngừng tiêm chủng cho trẻ dưới 2 tuổi từ năm 1994, vì cho rằng điều này giúp giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ. Nhưng thông tin này là sai sự thật.

Không có chuyện Nhật Bản ngừng tiêm chủng để giảm tử vong ở trẻ em

Mạng xã hội giữa nghi ngại thật - giả

Trong thế giới hiện đại, mạng xã hội không chỉ là công cụ giao tiếp mà đã trở thành không gian định hình lối sống, giá trị và nhân cách.

Mạng xã hội giữa nghi ngại thật - giả

Chồng cấp cứu, vợ và người yêu cùng vào chăm: Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu xác minh thực hư

Sở Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu yêu cầu xác minh thông tin trên mạng xã hội nói rằng một người đàn ông bị tai nạn được hai người phụ nữ vào chăm sóc trong phòng cấp cứu ở Bà Rịa - Vũng Tàu.

Chồng cấp cứu, vợ và người yêu cùng vào chăm: Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu xác minh thực hư

Quảng cáo tìm người sang Israel làm việc là giả mạo, Bộ Nội vụ ra khuyến cáo

Bộ Nội vụ khẳng định chưa có chủ trương cho phép tuyển chọn và đưa lao động sang làm việc tại Israel trong tất cả các lĩnh vực ngành nghề.

Quảng cáo tìm người sang Israel làm việc là giả mạo, Bộ Nội vụ ra khuyến cáo

Cháy tại Hòa Phát Dung Quất là tin đồn thất thiệt

Mạng xã hội lan truyền thông tin về vụ cháy tại lò cao ở Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất (Quảng Ngãi), gây hoang mang trong dư luận. Nhưng đây là tin đồn thất thiệt.

Cháy tại Hòa Phát Dung Quất là tin đồn thất thiệt

Nhạc sĩ Viết tiếp câu chuyện hòa bình bác thông tin đánh bản quyền VTV

Một số tin tức nổi bật: Sao Việt chia sẻ khoảnh khắc đáng nhớ nhân Ngày của mẹ; Nhiều phim cho Ngày của mẹ; Nguyễn Văn Chung bác bỏ thông tin đánh bản quyền VTV; 'Điên nữ' Seo Ye Ji khoe ăn bún chả, chuối Việt Nam.

Nhạc sĩ Viết tiếp câu chuyện hòa bình bác thông tin đánh bản quyền VTV
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar