10/07/2020 12:11 GMT+7

Bầu cử Singapore: Người dân sẽ chọn ưu tiên nào?

DANH ĐỨC
DANH ĐỨC

TTO - Hôm nay 10-7, 2,65 triệu người Singapore sẽ bỏ phiếu bầu quốc hội, còn gọi là tổng tuyển cử. Người dân đảo quốc sư tử sẽ gửi gắm gì thông qua lá phiếu trong bối cảnh nước này đối diện với những thách thức chưa từng có từ đại dịch COVID-19?

Bầu cử Singapore: Người dân sẽ chọn ưu tiên nào? - Ảnh 1.

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long và phu nhân Hà Tinh đeo khẩu trang phòng dịch khi đến một địa điểm bò phiếu trong ngày bầu cử 10-7 - Ảnh: REUTERS

Đại dịch COVID-19 nay đang khiến các nước thấm đòn. Để hi vọng thoát ra, sau khi đã đưa ra những giải pháp "cứu hộ" ngắn hạn, các chính phủ nay cần phải đưa ra được những đối sách trung và dài hạn có thể thuyết phục nhiều người nhất.

Thủ tướng Lý Hiển Long thừa hiểu dân chúng muốn gì, trông đợi gì nơi chính phủ để cả nước cùng ra khỏi đại dịch COVID-19 mà chính ông đã báo trước rằng sẽ còn dai dẳng và chưa hẳn "buông tha" đảo quốc này.

"COVID-19 sẽ ở lại với chúng ta ít nhất một năm... Chúng ta phải chuẩn bị tinh thần cho những trồi, sụt trong cuộc chiến chống COVID-19" - ông Lý thừa nhận.

Tính đến sáng 10-7, Singapore ghi nhận 45.423 ca mắc COVID-19, bao gồm 26 ca tử vong và 41.645 bệnh nhân đã phục hồi.

Mới hôm thứ ba (7-7), nhân viên y tế được báo đến nhà một người đàn ông 69 tuổi trong tình trạng không còn hồi đáp, sau đó đưa đến bệnh viện, và ông đã qua đời trong ngày.

Bản tin không cho biết có ai tiếp xúc với nạn nhân mới nhất này của Singapore hay không. Song, điều đó cho thấy Singapore vẫn đang bị COVID-19 "khống chế" và rằng nhà nước cũng như người dân có muốn làm gì cũng phải trên thực tế dịch còn đang lây nhiễm.

Diện tích đảo quốc này chỉ 721,5km2, "quay ngang, quay dọc" đều có thể bị nhiễm. Cho tới nay, để "cứu hộ" Singapore, chính phủ đã tung ra 100 tỉ đôla Singapore (khoảng 75 tỉ USD) chia làm bốn đợt hỗ trợ người lao động, các doanh nghiệp và các hộ gia đình...

Tuy nhiên, "cứu hộ" là giai đoạn đầu khi phải tự đóng cửa cách ly "chịu trận" đợt tấn công đầu tiên của COVID-19, chứ không thể cứ trong thế "chịu trận" mãi được. Phải sinh hoạt, lao động, sản xuất trở lại cho dù thế giới có-vẫn-đang-chưa "ngồi dậy" được về kinh tế.

Đó là lý do khiến Thủ tướng Lý Hiển Long phải giải tán quốc hội để bầu cử vào ngày 10-7, nhằm nắm rõ người dân nước ông thực sự muốn gì cho dù họ có gửi gắm lá phiếu của họ cho đảng nào, Đảng Nhân dân hành động (PAP) đang cầm quyền hay Đảng Người lao động (WP) vốn đang có 6 ghế trong quốc hội vừa giải nhiệm, hoặc Đảng Dân chủ Singapore (SDP) hay các đảng khác...

93 ghế được bầu kỳ này sẽ ít nhiều mang tính tranh chấp. Thủ tướng Lý thừa nhận trong một thông điệp ở Trường trung học Deyi: "Đây không phải là một cuộc bầu cử lấp chỗ trống. Đây là cuộc tổng tuyển cử cho những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến đất nước vào thời điểm khủng hoảng".

"Tất cả tùy thuộc nơi chính phủ nào quý công dân chọn cũng như sứ mạng mà quý công dân trao cho chính phủ đó... Mọi người cần phải hiểu điều đó. Mọi người cần suy nghĩ điều đó khi cân nhắc phiếu bầu của mình", ông nhấn mạnh.

Cân nhắc dựa trên những gì? Mỗi đảng đều đã đưa ra tuyên ngôn tranh cử của mình, qua đó cho thấy đâu là những ưu tiên của đảng đó.

Thủ tướng Lý cho thấy ông rất tỉnh thức trong câu chuyện chọn lựa này. Trước những ý kiến cho rằng sẽ thắng chắc như mọi khi, ông nhắc nhở rằng Đảng PAP không xem chuyện các cử tri sẽ bỏ phiếu cho đảng cầm quyền như một điều gì sẵn có một cách tự nhiên.

Đảng PAP cầm quyền hứa sẽ tạo ra công ăn việc làm, nhất là những công việc mới, bên cạnh những chính sách xã hội hỗ trợ các tầng lớp dân chúng trong đại dịch, từ người cao tuổi tới sinh viên hay người lao động nhập cư...

Câu chuyện "tạo ra những công việc mới" là tối cần thiết khi hải cảng và không cảng của thế giới này hầu như vẫn "đóng cửa" vì không có khách, hàng cập bến...

Trong khi đó, Đảng Công nhân (WP), đảng đối lập với PAP, sẽ tập trung cho việc học hành như công cụ biến mơ ước thành sự thật cho mọi con em, cụ thể là các chính sách xã hội đỡ đần các gia đình khó khăn trong cuộc sống;

Ưu tiên xây dựng một nền kinh tế năng động với các công ty có trụ sở tại địa phương, cạnh tranh, có thể chịu được sự thay đổi toàn cầu và trong nước, đồng thời cung cấp việc làm xứng đáng cho người lao động; dồn sức hạ nhiệt giá cả, tăng cường hệ thống chăm sóc y tế và xã hội...

Trong một chừng mực nào đó, có thể nghĩ rằng người dân Singapore đang có nhiều chọn lựa để "ký gửi" những nhu cầu, ước vọng của mình.

Em trai thủ tướng không tranh cử vì ‘Singapore không cần thêm một ông Lý’

TTO - Đúng với thông tin trước đó, ông Lý Hiển Dương, em trai đương kim Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, sẽ không làm ứng viên tranh cử bên đảng đối lập tại cuộc bầu cử ngày 10-7 tới.

DANH ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Việc ông Trump tuyên bố 'Nga và Ukraine sẽ lập tức đàm phán về một lệnh ngừng bắn' khiến nhiều người lo ngại xứ sở cờ hoa có thể sớm rút khỏi tiến trình đàm phán về một cuộc chiến mà họ cho là 'tình huống của châu Âu'.

Mỹ sẽ từ bỏ nỗ lực chấm dứt xung đột Nga - Ukraine?

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Lịch sử cho thấy ngừng bắn dựa trên dàn xếp của các nước lớn mà bỏ qua lợi ích của những nước nhỏ chưa bao giờ là thỏa thuận bền vững.

Những bước đi nhỏ cho một nền hòa bình lớn

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Đàm phán trực tiếp đầu tiên sau hơn ba năm chiến sự giữa Nga và Ukraine hôm 16-5 kết thúc ảm đạm như bầu trời xám xịt của Istanbul hôm đó.

Hòa đàm Istanbul và toan tính của ông Putin

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Tờ Washington Post gọi những diễn biến ngoại giao ngay trước hòa đàm Nga - Ukraine tại Istanbul là 'cơn náo động ngoại giao'.

Hòa đàm Nga - Ukraine Istanbul 2.0: trò chơi cân não

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Gói tín dụng 9,18 tỉ USD giải ngân bằng đồng nhân dân tệ cung cấp cho các quốc gia CELAC đang thể hiện nỗ lực vẽ lại bản đồ quyền lực của Bắc Kinh tại ‘sân sau’ của Mỹ.

Ngoại giao nhân dân tệ: Trung Quốc đang giành 'sân sau' của Mỹ?

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau

Trong chuyến công du đầu tiên sau khi tái đắc cử, Tổng thống Mỹ Donald Trump ưu tiên lợi ích kinh tế tại các quốc gia vùng Vịnh, bỏ qua các đồng minh truyền thống và gây lo ngại về xung đột lợi ích.

Ông Trump công du Trung Đông: Kinh doanh trước, ngoại giao sau
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar