04/10/2022 06:34 GMT+7

Bất nhất đáp án câu hỏi lịch sử công bố ở Đường lên đỉnh Olympia và văn bản của ban tổ chức

HÀ THANH - NGUYÊN BẢO
HÀ THANH - NGUYÊN BẢO

TTO - Đã có sự bất nhất trong đáp án về câu hỏi lịch sử 'Ba vương tập đế' khi công bố trên sóng truyền hình và văn bản giải đáp mới đây của ban tổ chức chương trình Đường lên đỉnh Olympia.

Bất nhất đáp án câu hỏi lịch sử công bố ở Đường lên đỉnh Olympia và văn bản của ban tổ chức - Ảnh 1.

Giải đáp bằng văn bản của ban tổ chức chương trình Đường lên đỉnh Olympia tiếp tục gây tranh cãi vì khác với MC công bố trên sóng truyền hình: "Ba vương tập đế nói về việc trong vòng chưa đầy bốn tháng sau khi vua Tự Đức mất đã có liên tiếp ba vị vua thay nhau lên ngôi" - Ảnh: Fanpage Đường lên đỉnh Olympia

Chiều tối 3-10, trong văn bản giải đáp xung quanh tranh cãi về hai câu hỏi lịch sử trong buổi thi chung kết, ban tổ chức chương trình Đường lên đỉnh Olympia đã dẫn lời nhà sử học Lê Văn Lan - thành viên ban cố vấn - xác nhận lại: "Việc phế - lập ba vua trên diễn ra trong khoảng một năm chứ không phải trong vòng chưa đầy bốn tháng".

Tuy nhiên ngay lập tức văn bản giải đáp này tiếp tục gây làn sóng dư luận vì trước đó ngay trên sóng truyền hình trong trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia, MC đã giải thích đáp án cho câu hỏi này rằng việc lập ba vua diễn ra "trong vòng chưa đầy bốn tháng".

MC Ngọc Huy giải thích đáp án câu hỏi lịch sử trong phần thi Về đích của thí sinh Bùi Anh Đức - Video: VTV

Trước đó, trong phần thi Về đích của thí sinh Bùi Anh Đức (Trường THPT chuyên Sơn La, tỉnh Sơn La), chương trình đã hỏi: Dân gian có những câu: "Chu tri rành rành/ Cái đanh nổ lửa/ Con ngựa đứt cương/ Ba vương tập đế/ Cấp kế đi tìm/ Hú tim bắt ập". Ở đây, "Ba vương" là ba vị vua nào?

Sau khi nhận câu hỏi và hết thời gian trả lời, thí sinh Anh Đức không đưa ra được đáp án. Sau đó, thí sinh Vũ Nguyên Sơn (Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam) đã ấn chuông xin trả lời với đáp án: "Em nghĩ ba vị vua ở đây là Hàm Nghi, Đồng Khánh và Kiến Phúc".

Sau khi tiếp nhận câu trả lời của thí sinh Nguyên Sơn, MC Ngọc Huy đã dẫn giải đáp án của chương trình như sau: "Chu tri rành rành có nghĩa là bố cáo cho mọi người đều biết.

Cái đanh nổ lửa nói về việc thực dân Pháp nổ súng gây hấn.

Con ngựa đứt cương chỉ việc băng hà của vua Tự Đức và sự rối loạn của triều đình Huế lúc bấy giờ.

Ba vương tập đế nói về việc trong vòng chưa đầy bốn tháng sau khi vua Tự Đức mất đã có liên tiếp ba vị vua thay nhau lên ngôi, đó là: Hàm Nghi, Kiến Phúc và Hiệp Hòa".

Như vậy, đã có sự bất nhất trong đáp án của câu hỏi trên khi công bố trên sóng truyền hình và văn bản giải đáp mới đây của ban tổ chức chương trình Đường lên đỉnh Olympia.

Rất nhiều bạn đọc Tuổi Trẻ Online theo dõi trận chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 đã gửi bình luận đến xung quanh tranh cãi về các câu hỏi lịch sử.

"Theo tôi thì ban tổ chức cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia đã sai trong câu hỏi này. Người dẫn chương trình cũng đã giải thích cụm từ "Ba vương tập đế" có nghĩa là có ba vị vua lên ngôi trong vòng bốn tháng" - bạn đọc Lịch Huỳnh bình luận.

Bạn đọc Trịnh Minh Anh cũng bày tỏ thắc mắc khi hỏi về kiến thức lịch sử, có rất nhiều câu hỏi mà chỉ có một đáp án đúng nhưng chẳng hiểu sao ban tổ chức lại thích chọn những vấn đề dễ gây tranh cãi hoặc tài liệu về vấn đề đó hiếm, để sau khi thi phải cậy đến cố vấn giải thích thêm nhưng tính thuyết phục cũng không cao, có những chuyên gia sử học khác không đồng tình!

Cho rằng câu vè trong câu hỏi trên có nhiều dị bản, bạn đọc Phương Nguyễn chia sẻ: "Chưa ai biết chắc chắn ý nghĩa của nó. Đưa vào câu hỏi có tính xác định là không phù hợp".

Còn bạn đọc tên Trường gửi đến ý kiến bình luận tâm huyết: "Kiến thức là vô vàn, chúng ta không thể yêu cầu những học sinh lớp 11, 12 phải biết những kiến thức như những nhà sử học, biến các em trở thành những cỗ máy ghi nhớ các câu hỏi và đáp án.

Olympia nên làm đa dạng câu hỏi để phù hợp với học sinh phổ thông, những câu hỏi như thế này chỉ có thể đánh giá thí sinh ở khả năng ghi nhớ.

Trong xã hội hiện nay cần nhiều kỹ năng khác nên cần có những câu hỏi để có thể đánh giá toàn diện hơn, những câu hỏi liên quan nhiều đến thực tiễn cuộc sống hơn. Ví dụ những kỹ năng cần tăng cường câu hỏi như là: kỹ năng suy luận, kỹ năng giải quyết vấn đề và ra quyết định, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng đánh giá...".

Sáng 3-10, trao đổi riêng với Tuổi Trẻ Online, nhà sử học Lê Văn Lan chia sẻ suốt 22 năm qua ông đã gắn bó, dành tâm huyết cho chương trình Đường lên đỉnh Olympia.

Ông chia sẻ "thích thú cũng nhiều" nhưng "khen chê cũng lắm", tuy nhiên cái tâm của ông là mong muốn đem đến chút kiến thức, trí tuệ và cả bản lĩnh, lối sống là điều tốt đẹp đến cho mọi người.

Chung kết Đường lên đỉnh Olympia: Thêm 2 câu hỏi lịch sử sai đáp án?

TTO - Sau đáp án sai về câu hỏi tiếng Anh mà ban tổ chức chung kết Đường lên đỉnh Olympia đã đính chính, lại có thêm hai câu hỏi liên quan đến lịch sử có "lấn cấn", nhiều khán giả theo dõi chương trình hoài nghi về độ chính xác thông tin đáp án.

HÀ THANH - NGUYÊN BẢO

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

7h ngày 19-7: Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng 2025

Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển 2025 diễn ra tại khuôn viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM và ĐH Bách khoa Hà Nội.

7h ngày 19-7: Ngày hội lựa chọn nguyện vọng xét tuyển đại học, cao đẳng 2025

Pháp thăng cấp Huân chương Bắc đẩu bội tinh tặng vợ chồng giáo sư Trần Thanh Vân

Pháp nâng hạng Huân chương Bắc đẩu bội tinh đã trao tặng giáo sư Trần Thanh Vân và giáo sư Lê Kim Ngọc từ tước Hiệp sĩ lên hạng Sĩ quan.

Pháp thăng cấp Huân chương Bắc đẩu bội tinh tặng vợ chồng giáo sư Trần Thanh Vân

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Tôi quyết định áp dụng việc cấm điện thoại ở nhiều buổi học hơn, với hy vọng kéo dần các bạn về trạng thái tư duy học tập độc lập cần có.

Tôi cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, thực hiện rất khó khăn

Trường 30 năm '0 đồng ngân sách' đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì

Ngày 13-7, Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập trường.

Trường 30 năm '0 đồng ngân sách' đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Tôi ra đời làm đứa con 'lộc trời cho' trong ánh mắt nửa mừng rỡ, nửa lo lắng của những người đã bước sang bên kia dốc cuộc đời.

Đừng chờ đến khi chỉ còn một tấm ảnh thờ mới ước gì mình hiểu cha mẹ sớm hơn

Bắt đầu đăng ký nguyện vọng từ ngày 16-7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và đào tạo (GD-ĐT), 8h ngày 16-7, thí sinh sẽ biết điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Bắt đầu đăng ký nguyện vọng từ ngày 16-7: Thí sinh cần lưu ý điều gì?
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar