05/06/2024 15:15 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bất ngờ loài cây nhỏ bé nhưng bộ gene lớn nhất thế giới

Bộ gene này dài hơn bộ gene con người 50 lần và chứa 416 nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào.

Có rất nhiều câu hỏi cũng như sự ngưỡng mộ đối với sự hùng vĩ và bí ẩn của đời sống sinh học - Ảnh: Pol Fernandez

Có rất nhiều câu hỏi cũng như sự ngưỡng mộ đối với sự hùng vĩ và bí ẩn của đời sống sinh học - Ảnh: Pol Fernandez

Trên đảo New Caledonia (Pháp), một loài dương xỉ đơn giản, khiêm tốn được gọi là dương xỉ fork đã được xác định là có bộ gene dài nhất so với bất kỳ sinh vật sống nào được biết đến, phá vỡ mọi kỷ lục từ trước đến nay.

Bộ gene này dài hơn bộ gene con người 50 lần và dài hơn 7% so với bộ gene từng xác lập kỷ lục dài nhất. Nó chứa 416 nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào, so với 23 nhiễm sắc thể của con người. Nếu được tách ra, chiều cao của nó có thể vượt qua cả tháp đồng hồ Big Ben ở London.

"Khám phá này đặt ra nhiều câu hỏi mới và thú vị về giới hạn trên của những gì có thể xảy ra về mặt sinh học. Chúng tôi hy vọng sẽ giải đáp được những bí ẩn này vào một ngày nào đó", tiến sĩ Ilia Leitch, trưởng nhóm nghiên cứu cấp cao tại Vườn bách thảo Royal ở quận Kew (Anh), nói.

Tuy nhiên việc có mã di truyền phức tạp không phải lúc nào cũng là một lợi thế. Bộ gene lớn hơn đòi hỏi nhiều tài nguyên hơn để sao chép, sửa chữa và phiên mã, trong khi trình tự DNA lớn hơn cần nhân lớn hơn, và do đó cần tế bào lớn hơn để chứa. Tiến sĩ Leitch nói với Reuters rằng "có lẽ không có gì ngạc nhiên khi những loài có bộ gene lớn hơn có nguy cơ tuyệt chủng cao hơn". 

Theo các nhà nghiên cứu, các kỹ thuật hiện đại có thể không đủ để giải trình tự bộ gene của cây dương xỉ fork. Và ngay cả khi đã được giải trình tự, vẫn có thách thức tính toán trong việc lấy dữ liệu và "gắn kết chúng lại với nhau theo cách phản ánh về mặt sinh học những gì đang diễn ra".

Loài có bộ gene nhỏ nhất

Sở hữu bộ gene nhỏ nhất hiện nay là loài nấm Encephalitozoon gutis, với 2,6 cặp megabase. Trong khi đó, dương xỉ fork New Caledonian chứa 168 cặp gigabase.

Ở thực vật, loài từng giữ kỷ lục có bộ gene dài nhất là cây Paris japonica ở Nhật Bản, trong khi cá phổi cẩm thạch châu Phi (Protopterus aethiopicus) được ghi nhận có bộ gene dài nhất thế giới động vật.

Khởi động bộ gen người nhân tạo

TTO - Bất chấp tranh cãi, một nhóm 25 nhà khoa học đã nhất trí sẽ thực hiện dự án tham vọng có tên Human Genome Project-Write với mục tiêu tổng hợp ra một bộ gen người hoàn chỉnh.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Robot 'biết đau' như con người nhờ da nhân tạo

Bằng một lớp da nhân tạo, robot nay có thể cảm nhận môi trường giống như con người.

Robot 'biết đau' như con người nhờ da nhân tạo

Hệ thống đo sóng thần ngoài khơi Nhật Bản gặp sự cố

Hệ thống đo sóng thần này nằm ngoài khơi vùng Tokai, dọc theo rãnh Nankai - một khu vực được cảnh báo có nguy cơ cao xảy ra các siêu động đất.

Hệ thống đo sóng thần ngoài khơi Nhật Bản gặp sự cố

Não người có bị 'hết dung lượng' ghi nhớ không?

Không giống như máy tính hay điện thoại, bộ não con người không hoạt động theo cách lưu trữ giới hạn. Thay vì có số ô nhớ cố định, não bộ ghi nhớ bằng cách kết nối và kích hoạt lại mạng nơ ron trải khắp các vùng não.

Não người có bị 'hết dung lượng' ghi nhớ không?

Khánh Hòa tham vọng trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo

Để tăng trưởng kinh tế 2 con số trong giai đoạn 2025 - 2030, Khánh Hòa đặt ra nhiều mục tiêu, trong đó sẽ trở thành một trong các trung tâm công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, trung tâm dữ liệu quốc gia, khu vực.

Khánh Hòa tham vọng trở thành trung tâm công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo

Dòng hải lưu gần Nam Cực 'đảo chiều' lần đầu tiên trong lịch sử?

Có thông tin cho rằng các nhà khoa học vừa phát hiện dòng hải lưu ở Nam Đại Dương “đã đảo chiều” lần đầu tiên trong lịch sử được ghi nhận. Nhưng sự thực có phải như vậy?

Dòng hải lưu gần Nam Cực 'đảo chiều' lần đầu tiên trong lịch sử?

Phát hiện côn trùng có thể nghe cây cối 'nói chuyện'

Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học chứng minh được côn trùng không chỉ nghe được âm thanh phát ra từ cây cối mà còn sử dụng thông tin đó để đưa ra quyết định.

Phát hiện côn trùng có thể nghe cây cối 'nói chuyện'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar