16/02/2024 09:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bất động sản Nhật Bản mất sức hút với nhà đầu tư nước ngoài

Tổng số tiền đầu tư vào bất động sản Nhật Bản năm 2023 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm.

Bất động sản Nhật Bản mất đi sức hút với nhà đầu tư nước ngoài - Ảnh: mec.co.jp

Bất động sản Nhật Bản mất đi sức hút với nhà đầu tư nước ngoài - Ảnh: mec.co.jp

Suy đoán về việc Nhật Bản tăng lãi suất đang khiến các quỹ và doanh nghiệp nước ngoài không khuyến khích đầu tư vào bất động sản tại quốc gia này, và tổng số tiền đầu tư vào bất động sản Nhật Bản năm 2023 giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm.

Theo Công ty tư vấn bất động sản CBRE, đầu tư nước ngoài vào bất động sản Nhật Bản đã giảm khoảng 30% trong năm xuống còn 1.000 tỉ yen (6,7 tỉ USD), trong khi doanh số bán ra tăng gấp đôi, lên khoảng 1.370 tỉ yen.

Điều này dẫn đến doanh thu ròng của giới đầu tư nước ngoài bán bất động sản tại Nhật Bản đạt khoảng 370 tỉ yen - con số cao nhất kể từ năm 2018.

Các quỹ đầu tư nước ngoài đã bán hàng loạt bất động sản lớn của Nhật Bản vào năm 2023.

Mapletree Investments của Singapore bán tòa nhà thương mại ở Osaka với giá 54 tỉ yen cho nhà bán lẻ điện tử Edion. Tập đoàn đầu tư Fortress có trụ sở tại Mỹ bán một khách sạn nghỉ dưỡng ở Okinawa cho một quỹ tín thác đầu tư bất động sản trực thuộc với giá khoảng 40 tỉ yen.

Fortress đã cải tạo khách sạn sau khi mua lại từ một quỹ khác của Mỹ vào năm 2012 và quyết định bán ngay khi lưu lượng khách đang phục hồi sau đợt suy thoái do đại dịch COVID-19.

Xu hướng này một phần bắt nguồn từ việc điều chỉnh chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ).

Các nhà đầu tư lo lắng một khi lãi suất bắt đầu tăng mạnh, chi phí đi vay sẽ tăng và làm giảm lợi nhuận từ đầu tư bất động sản. Khi thị trường bất động sản Nhật Bản gần đạt đến đỉnh cao, họ đang chuyển sang chốt lợi nhuận, đặc biệt những tài sản mà họ đã nắm giữ trong nhiều năm.

Thị trường bất động sản trì trệ ở nước ngoài cũng đóng một vai trò trong xu hướng này. Lãi suất cao hơn và làm việc tại nhà đã khiến giá văn phòng giảm mạnh ở Mỹ và châu Âu. Một số nhà đầu tư đang tìm cách giảm thiểu tổn thất bằng cách bán tài sản ở Nhật Bản, nơi giá vẫn tương đối cao.

Quỹ đầu tư quốc gia GIC của Singapore đã bắt đầu quá trình bán một tòa nhà văn phòng cao tầng ở Tokyo vào năm 2023 sau khi lãi suất tăng ở nước ngoài làm giảm lợi nhuận. Các công ty và quỹ có chưa có chỗ đứng lớn ở Nhật Bản vẫn "chộp lấy" bất động sản tại quốc gia này.

City Developments của Singapore đã mua 25 tòa nhà chung cư cho thuê ở Tokyo với giá khoảng 35 tỉ yen từ BentallGreenOak, đây là thương vụ mua lại đầu tiên thuộc loại này.

Tuy nhiên, khoản đầu tư mới của các công ty nước ngoài đã chậm lại trong nửa cuối năm và giảm 80% so với cùng kỳ trong quý 4-2023.

Giám đốc cấp cao của CBRE, Chinatsu Hani, cho biết: “Lo ngại về lãi suất tăng đang khiến người bán và người mua khó có thể đồng thuận về giá cả”.

Tình trạng giảm sút sự quan tâm từ các nhà đầu tư nước ngoài đã hạ nhiệt thị trường bất động sản Nhật Bản nói chung. Tổng khối lượng giao dịch giảm 3% xuống khoảng 3.800 tỉ yen vào năm 2023, năm giảm thứ ba liên tiếp.

Các nhà đầu tư nước ngoài chiếm 26% khối lượng giao dịch, giảm từ mức hơn 30% trong ba năm trước. Khối lượng giao dịch đối với các tòa nhà văn phòng bị ảnh hưởng đặc biệt nặng nề, giảm 40% xuống còn 1.080 tỉ yen, mức thấp nhất kể từ năm 2012.

Sự lan rộng của hình thức làm việc từ xa và việc hoàn thành nhiều tòa nhà mới đã dẫn đến nguồn cung dư thừa, làm suy yếu sức hấp dẫn đầu tư bất động sản. Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục bán bất động sản Nhật Bản vào năm 2024, trong đó GIC đang nghiên cứu việc bán khách sạn Hilton Fukuoka Sea Hawk.

Khai trương vào năm 1995, khách sạn Hilton Fukuoka Sea Hawk đã được một công ty đầu tư của Mỹ bán cho GIC vào năm 2007. GIC được cho đang tìm kiếm mức giá khoảng 90 tỉ yen. Tuy nhiên, những người mua tiềm năng do dự khi đấu thầu vì khách sạn đã cũ nên cần phải bỏ chi phí để cải tạo.

Những yếu tố này khiến khả năng đạt được thỏa thuận trở nên không rõ ràng.

Đồng yen suy yếu, đầu tư nước ngoài vào bất động sản Nhật tăng

Theo Đài CNBC, đầu tư nước ngoài vào bất động sản tại Nhật Bản tăng mạnh trong năm vừa qua nhờ tỉ giá đồng yen suy yếu.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

9 dự án sẽ mang về cho TP.HCM khoản tiền sử dụng đất ‘khủng’ gần 52.600 tỉ đồng

TP.HCM dự kiến sẽ có khoản thu 52.599 tỉ đồng từ tiền sử dụng đất 9 dự án vừa được phê duyệt giá đất. Đây là mức thu tiền sử dụng đất 'khủng', khi các năm gần đây tiền sử dụng đất của cả TP chưa đạt 20.000 tỉ đồng cả năm.

9 dự án sẽ mang về cho TP.HCM khoản tiền sử dụng đất ‘khủng’ gần 52.600 tỉ đồng

Hà Nội miễn, giảm tiền thuê đất từ 15 - 30 năm đối với nhiều loại dự án

Các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, dạy nghề sẽ được xem xét miễn, giảm tiền thuê đất.

Hà Nội miễn, giảm tiền thuê đất từ 15 - 30 năm đối với nhiều loại dự án

Vụ bao chiếm đất ở đặc khu Phú Quốc: Yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm

Liên quan vụ bà N.K.H. ở Dương Đông, đặc khu Phú Quốc có hành vi bao chiếm đất Nhà nước quản lý, lãnh đạo UBND tỉnh An Giang yêu cầu lực lượng chức năng địa phương điều tra làm rõ và xử lý nghiêm nếu có vi phạm.

Vụ bao chiếm đất ở đặc khu Phú Quốc: Yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm

TP.HCM vẫn dùng bảng giá đất của Bình Dương, Vũng Tàu tới hết 2025

Sau khi hợp nhất TP.HCM và Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, lãnh đạo UBND TP.HCM cho biết sẽ tiếp tục dùng bảng giá đất hiện hành của 3 địa phương tới hết năm 2025, sau đó sẽ ban hành bảng giá đất mới từ đầu năm 2026.

TP.HCM vẫn dùng bảng giá đất của Bình Dương, Vũng Tàu tới hết 2025

Một phường ở Đà Nẵng công bố 3 đường dây nóng về an ninh, đất đai, xây dựng, giải quyết hồ sơ

Phường Quảng Phú, TP Đà Nẵng đã công bố đường dây nóng các lĩnh vực: an ninh, trật tự; đất đai, xây dựng và giải quyết hồ sơ.

Một phường ở Đà Nẵng công bố 3 đường dây nóng về an ninh, đất đai, xây dựng, giải quyết hồ sơ

Sau 1 năm sống tạm bợ, người dân được cấp đất tái định cư nhưng vẫn chưa thể xây nhà

Đầu tháng 7, 6 hộ dân ở thôn An Lợi, xã Triệu Bình (Quảng Trị) đã nhận đất tái định cư sau hơn một năm sống tạm bợ trong trường học cũ do bị giải tỏa bởi dự án đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây.

Sau 1 năm sống tạm bợ, người dân được cấp đất tái định cư nhưng vẫn chưa thể xây nhà
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar