27/05/2021 14:28 GMT+7
Trở lại chủ đề

Bắt đầu tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở điểm nóng Bắc Giang, Bắc Ninh

LAN ANH
LAN ANH

TTO - Trao đổi với Tuổi Trẻ Online trưa 27-5, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết chiều nay bắt đầu phát động và tiêm vắc xin ngừa COVID-19 tại 2 điểm nóng Bắc Giang và Bắc Ninh.

Bắt đầu tiêm vắc xin ngừa COVID-19 ở điểm nóng Bắc Giang, Bắc Ninh - Ảnh 1.

Tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho cán bộ y tế ở tỉnh Hưng Yên - Ảnh: BÁ ĐOÀN

Theo ông Tuyên, Bộ Y tế đã bàn bạc và thống nhất chuyển lô vắc xin vừa về gồm 288.000 liều AstraZeneca chuyển tiêm tại Bắc Ninh và Bắc Giang. 

Cùng với số vắc xin đã phân bổ trước đó, 2 tỉnh này sẽ có 150.000 liều/tỉnh, số vắc xin này sẽ được sử dụng tiêm trước cho công nhân tại các khu công nghiệp.

Ông Tuyên cũng cho biết ngay sau lễ phát động sẽ triển khai tiêm ngừa, sau Bắc Giang và Bắc Ninh sẽ mở rộng ra các tỉnh thành khác.

Theo cam kết của các hãng vắc xin, từ nay đến tháng 7 sẽ có thêm khoảng 5 triệu liều vắc xin từ nguồn COVAX (sáng kiến nhằm bình đẳng quyền tiếp cận vắc xin ngừa COVID-19), nguồn Việt Nam mua từ Công ty AstraZeneca và Công ty Pfizer.

"Tuy nhiên do nhu cầu vắc xin toàn thế giới, ngay trong thư cam kết các hãng cũng cho biết kế hoạch này vẫn có thể bị trì hoãn. Bộ Y tế vẫn đang nỗ lực để tiếp cận các nguồn vắc xin" - ông Tuyên cho biết.

Hiện với các nguồn đã chắc chắn, từ nay đến đầu năm 2022 Việt Nam sẽ có 110 triệu liều vắc xin ngừa COVID-19, cộng với các nguồn viện trợ bằng vắc xin, lượng vắc xin có thể đủ cho những người có chỉ định tiêm chủng, nhưng tiến độ tiêm chủng đang rất chậm do vắc xin về chậm.

Tại cuộc họp trực tuyến với các địa phương về phòng chống dịch tại khu công nghiệp sáng nay 27-5, Bộ Y tế yêu cầu đẩy nhanh tập huấn tiêm chủng, sẵn sàng triển khai tiêm khi vắc xin về, do khác với vắc xin khác, hạn dùng vắc xin ngừa COVID-19 chỉ 6 tháng và khi về tới Việt Nam không còn dài. 

Riêng với vắc xin nội địa, Bộ Y tế để ngỏ khả năng cấp phép khẩn cấp để sử dụng sau thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tới đây.

AmCham muốn tiếp sức chương trình vắc xin của Việt Nam

TTO - Bà Mary Tarnowka - giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham Việt Nam) - khẳng định sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam đảm bảo đầy đủ nguồn vắc xin COVID-19, và tiếp cận bình đẳng chương trình tiêm chủng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ngày 5-7, tòa án Pháp đã tuyên một bác sĩ phụ khoa 10 năm tù vì xâm hại tình dục 9 bệnh nhân trong quá trình khám bệnh.

Bác sĩ phụ khoa xâm hại tình dục 9 bệnh nhân ở Pháp, nhận 10 năm tù

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Trước tình hình hàng loạt tai nạn điện thương tâm liên tục xảy ra, yêu cầu về 1 thiết bị chống giật an toàn cao, hiệu quả, ngăn ngừa tối đa các nguy cơ xảy ra tai nạn điện được đặt ra cấp bách.

Ra mắt thiết bị chống giật trọn đời hạn chế hơn 90% tình huống điện giật, rủi ro điện

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nam bị gãy dương vật, do thói quen bẻ 'cậu nhỏ' vào buổi sáng khi thức dậy.

Thanh niên 34 tuổi gãy dương vật vì thói quen bẻ ‘cậu nhỏ’ buổi sáng

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Bộ Y tế vừa ban hành thông tư 26 quy định nhiều nội dung mới về việc kê đơn thuốc trong điều trị ngoại trú, hướng đến mục tiêu quản lý minh bạch, hiệu quả và bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người bệnh.

Siết chặt kê đơn thuốc ngoại trú: Sắp hết thời mua thuốc kháng sinh ‘dễ như mua rau’

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Một nam bệnh nhân tại TP.HCM nghi bị bạn gái quen qua mạng lừa đảo sang Campuchia, trên người có nhiều vết thương, dấu hiệu bị chích điện dẫn đến tổn thương đa cơ quan.

Kịp thời cứu sống nam thanh niên nghi bị 'bạn gái ảo' lừa sang Campuchia

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị

Bạn đã bao giờ bắt gặp hình ảnh bé nhà mình đưa ngón tay cái hoặc thậm chí nhiều ngón tay vào miệng mút? Đừng quá lo lắng và hoang mang, nhưng nếu thói quen này duy trì lâu dài, tần suất liên tục có thể ảnh hưởng tới răng, hàm... của trẻ.

Thói quen mút ngón tay ở trẻ em: Hiểu đúng để phòng ngừa và điều trị
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar